• Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
TIN MỚI
Tìm kiếm
Tin tức Kinh tế Chính trị Xã hội Pháp luật Đời sống Thế giới

6 xu hướng kinh tế đáng theo dõi năm 2022

09:13 AM - 01/01/2022 7

Kinh doanhQuốc tếThứ bảy, 1/1/2022, 00:02 (GMT+7)6 xu hướng kinh tế đáng theo dõi năm 2022Lạm phát năm tới sẽ ra sao? Còn cuộc chiến giữa các chính phủ với Big Tech, các ngân hàng trung ương với tiền số liệu sẽ đi đến đâu?

Nếu 2021 là thời điểm thế giới lật ngược tình thế để chống lại đại dịch, năm 2022 sẽ bị chi phối bởi việc nhu cầu được điều chỉnh theo thực tế mới. Đó là nỗi lo lạm phát, xu hướng của thị trường tiền số, và các lĩnh vực được định hình lại bởi cuộc khủng hoảng do đại dịch như môi trường làm việc, tương lai của du lịch.

Dưới đây là những xu hướng đáng được theo dõi trong lĩnh vực kinh tế năm 2022, do The Economist bình chọn.

Nỗi lo lạm phát

Một gian hàng bán trái cây ở Anh. Ảnh: Reuters

Một gian hàng bán trái cây ở Anh. Ảnh: Reuters

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng và nhu cầu năng lượng tăng đột biến đã đẩy giá cả lên cao trong năm qua. Các lãnh đạo ngân hàng trung ương nói rằng đây chỉ là tình huống tạm thời, nhưng không phải ai cũng tin vào điều đó. Nước Anh có nguy cơ đặc biệt cao về lạm phát đi kèm tăng trưởng chậm (stagflation), do tình trạng thiếu lao động hậu Brexit và sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên đắt đỏ.

Tương lai của công việc

Giới quan sát có sự đồng thuận rộng rãi rằng tương lai của việc làm là mô hình hỗn hợp (Hybrid Work), và rằng nhiều người sẽ dành nhiều ngày hơn để làm việc tại nhà. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bất đồng về chi tiết của phương thức này. Người lao động cần đến văn phòng/ở nhà bao nhiêu ngày? Đó là những ngày nào? Phương thức làm việc này liệu sẽ công bằng?

Các cuộc khảo sát cho thấy phụ nữ ít muốn quay trở lại văn phòng. Vì vậy, họ có nguy cơ bị mất cơ hội thăng chức. Các cuộc tranh luận cũng diễn ra xung quanh quy định về thuế và giám sát nhân viên làm việc từ xa.

Cuộc chiến với giới công nghệ

Các cơ quan quản lý ở Mỹ và châu Âu đã cố gắng kiềm chế những gã khổng lồ công nghệ trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa tác động đáng kể lên tăng trưởng hoặc lợi nhuận của họ.

Trong vấn đề này, Trung Quốc lại đi tiên phong khi triển khai các biện pháp siết chặt quản lý một cách quyết liệt. Chủ tịch Tập Cận Bình muốn họ tập trung vào "công nghệ sâu" mang lại lợi thế địa chiến lược, chứ không phải những thứ như trò chơi và mua sắm. Nhưng điều này liệu có thúc đẩy sự đổi mới của Trung Quốc hay ngược lại - kìm hãm sự năng động của ngành công nghệ?

Bước trưởng thành của tiền số

Các xu biểu tượng của Bitcoin, Dash, Ethereum, Ripple và Litecoin. Ảnh: Reuters

Các đồng xu mô phỏng Bitcoin, Dash, Ethereum, Ripple và Litecoin. Ảnh: Reuters

Giống như tất cả các công nghệ đột phá, tiền kỹ thuật số đang được "thuần hóa" khi các cơ quan quản lý thắt chặt quy định. Các ngân hàng trung ương cũng đang tìm cách tung ra các loại tiền kỹ thuật số của riêng họ.

Kết quả là sẽ có một cuộc chiến 3 bên trong tương lai ngành tài chính. Đó là người hâm mộ tiền số - Blockchain - Tài chính phi tập trung (DeFi); các công ty công nghệ truyền thống hơn; và ngân hàng trung ương. Cuộc chiến này dự kiến khốc liệt hơn trong năm 2022.

Rắc rối trong đi lại

Hoạt động kinh tế - xã hội đang tăng lên khi các nền kinh tế mở cửa trở lại. Tuy nhiên, các quốc gia theo đuổi chiến lược "zero Covid" như Australia và New Zealand phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn. Đó là chuyển sang chính sách kiểm soát đi lại khi đại dịch biến thành một loại bệnh đặc hữu.

Trong khi đó, giới phân tích dự báo có một nửa số chuyến công tác biến mất. Điều này thân thiện với môi trường, nhưng không tốt cho ngành lữ hành, du lịch, vốn có nguồn thu lớn từ các khách đi công tác được chi trả ngân sách cao.

Cuộc đua vào không gian

2022 sẽ là năm đầu tiên nhiều người lên vũ trụ với tư cách là hành khách trả tiền hơn là nhân viên chính phủ, nhờ các công ty du lịch vũ trụ tham gia kinh doanh. Trung Quốc sẽ hoàn thành trạm vũ trụ mới của mình. Các nhà làm phim thì đang cạnh tranh để làm phim ở chế độ zero-G, tức môi trường không trọng lực. Còn NASA dự định phóng tàu thăm dò vào một tiểu hành tinh, trong một sứ mệnh không khác nào phim Hollywood.

Nguồn VnExpress

Hay!!
Việt Nam thịnh vượng
Họ tên:
Email:
Bình luận:
Bình luận
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tin đọc nhiều
Để Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn tại Đông Nam Á
09:44 AM - 07/02/2022
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiều hoạt động kết nối mạng lưới tri thức trên toàn cầu, kết nối các nguồn lực trong nước, quốc tế, đẩy mạnh sáng tạo quốc gia đưa Việt Nam thành điểm đầu tư hấp dẫn.
Nhiều doanh nghiệp tất bật sản xuất sau Tết
03:30 PM - 07/02/2022
Tại TP Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp đã sớm quay lại hoạt động để kịp tiến độ làm hàng. Hoạt động sản xuất diễn ra tương đối sôi động trong những ngày đầu năm.
Việt Nam đầu tư mạnh ra nước ngoài trong tháng đầu tiên của năm 2022
10:17 AM - 08/02/2022
Trong tháng 1/2022, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt trên 36,9 triệu USD, tăng 11,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Giúp doanh nghiệp phục hồi, bứt phá
10:19 AM - 08/02/2022
Năm 2021 để lại dấu ấn vượt khó đáng ghi nhận của nền kinh tế, trong đó có sự đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất, kinh doanh đang trên đà cải thiện, hứa hẹn sự bứt phá, vì vậy, yêu cầu đặt ra cho năm 2022 là tích cực trợ giúp doanh nghiệp ngay từ đầu năm, với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các cấp, các ngành.
Việt Nam trên đà thành trung tâm sản xuất toàn cầu mới
03:25 PM - 09/02/2022
Hãng tin Sputnik của Nga nhận định Việt Nam đang được chú ý nhiều hơn với kỳ vọng trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới.
Nâng cao năng lực sản xuất, chế biến nông sản
03:26 PM - 09/02/2022
Năm 2022, ngành Nông nghiệp Thủ đô đề ra mục tiêu bảo đảm cung ứng nông sản cho thị trường Hà Nội trong mọi điều kiện và đạt mức tăng trưởng 2,5-3%... Đồng thời, đẩy mạnh tái cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm; triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản cũng như phát huy lợi thế kinh tế làng nghề…
Mở rộng công nghiệp chế biến nông sản
09:55 AM - 10/02/2022
Nhằm giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 tới hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, cũng như tình trạng dư thừa cục bộ vào vụ thu hoạch, thời gian qua, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản hiện đại. Việc mở rộng phát triển công nghiệp chế biến nông sản sẽ góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu của các thị trường trong nước và quốc tế.
Việt Nam là điểm đến đầy hứa hẹn với nhà đầu tư nước ngoài
01:30 PM - 11/02/2022
Trang ETF Trends (Mỹ) và hãng tin Sputnik (Nga) mới đây đã có bài viết đánh giá cao triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam, đồng thời cho rằng Việt Nam đang là điểm đến đầu tư đầy hấp dẫn.
Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vượt khó đón cơ hội tăng trưởng
08:59 AM - 14/02/2022
Với những yếu tố thuận lợi từ sự phục hồi xuất khẩu và hưởng lợi từ EVFTA, UKVFTA... triển vọng lợi nhuận các doanh nghiệp được dự báo có tiến triển tích cực hơn trong thời gian tới.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Việc phải làm
09:30 AM - 15/02/2022
Có thể nói sau khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam đã, đang được đẩy mạnh trong nhiều lĩnh vực. Với không ít doanh nghiệp, để phát triển tốt, chuyển đổi số trở thành việc phải làm bởi vấn đề này không chỉ phù hợp với việc điều hành, quản trị mà còn phù hợp với thói quen tiêu dùng của người dân, từ đó giúp doanh nghiệp hồi phục, bứt phá, vươn lên sau đại dịch…
Góc nhìn đa diện
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước sự chống phá của các thế lực thù địch
11:36, 30/06/2022
Khi mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi công dân trong xã hội có sự giác ngộ sâu sắc về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, quán triệt đường...
Những bài viết, bình luận sai sự thật về quy trình xử lý kỷ luật của Đảng
(09:38, 25/06/2022)
Vai trò của báo chí cách mạng với đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
(10:57, 21/06/2022)
Hãy phản tỉnh nếu hoài nghi công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của dân tộc
(11:31, 16/06/2022)
Đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch cần các biện pháp toàn diện, đồng bộ
(10:27, 09/06/2022)
“Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”: Cần hiểu đúng!
(10:27, 04/06/2022)
Hãy thức tỉnh và trở lại với tinh thần Việt Nam!
(06:01, 31/05/2022)
Hiểu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ không phủ nhận chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam!
(11:52, 28/05/2022)
Phòng, chống hoạt động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch
(10:03, 23/05/2022)
Đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn gây hằn thù dân tộc
(11:48, 19/05/2022)

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
  • Thông tin liên hệ
    bbtvntv@gmail.com

  • Copyright 2020 by VNTV
    vietnamthinhvuong.com
    thinhvuongvietnam.com

Thông báo