Theo đó, văn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy; chữ ký số trên văn bản điện tử phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật…
Việc tiếp nhận, phát hành văn bản điện tử phải thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 5 của Luật Giao dịch điện tử và tuân theo các quy định khác của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh, an toàn thông tin và văn thư, lưu trữ. Tất cả văn bản điện tử thuộc thẩm quyền ban hành và giải quyết của các cơ quan, tổ chức thuộc thành phố được phát hành, tiếp nhận, xử lý trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành...
Quy chế cũng nêu rõ, các loại văn bản điện tử không gửi kèm bản giấy gồm: Văn bản quy phạm pháp luật (Nghị quyết của HĐND thành phố, cấp huyện, cấp xã; quyết định của UBND thành phố, cấp huyện, cấp xã); văn bản hành chính (nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy chế, quy định, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự thảo, báo cáo, tờ trình, công văn, công điện, giấy ủy quyền, giấy mời, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo…).
Theo Hanoimoi