• Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
TIN MỚI
Tìm kiếm
Tin tức Kinh tế Chính trị Xã hội Pháp luật Đời sống Thế giới

Báo chí nước ngoài đánh giá cao bộ máy lãnh đạo mới của Việt Nam

10:41 AM - 07/04/2021 21

Ngay sau khi Quốc hội Việt Nam bầu thành công các chức danh chủ chốt vào ngày 5/4, báo chí quốc tế đã đăng tải nhiều bài viết liên quan tới việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo của Việt Nam.

Chiều 6/4, hãng thông tấn KPL của Lào có bài viết mang tiêu đề “Quốc hội Việt Nam kiện toàn các chức danh lãnh đạo bộ máy nhà nước”, đánh giá về việc Quốc hội Việt Nam bầu các chức danh chủ chốt, gồm: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ.

Bài viết đánh giá các nhân sự được bầu vào các chức danh lãnh đạo Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ đều đã để lại nhiều dấu ấn với nhiều nỗ lực, tinh thần sáng tạo và trách nhiệm cao trên cương vị trước đây của mình.

Về tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, bài báo nêu rõ trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là sự bùng phát của đại dịch COVID-19, ông Nguyễn Xuân Phúc với trọng trách của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam luôn kiên định tinh thần "hành động”, chìa khóa để tập thể Chính phủ và Thủ tướng tìm ra lời giải cho những khó khăn, vướng mắc trong nhiệm kỳ. Việt Nam giữ được đà tăng trưởng cao, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô là những dấu ấn kinh tế nổi bật trong nhiệm kỳ của Thủ tướng của ông Nguyễn Xuân Phúc. Những thành quả Việt Nam đạt được đã giúp cho vai trò, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng vững chắc. Theo đánh giá của nhiều tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế, xếp hạng của Việt Nam ngày càng được nâng lên.

4 vị trí lãnh đạo chủ chốt đã được kiện toàn. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

4 vị trí lãnh đạo chủ chốt đã được kiện toàn. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Bài báo cũng đánh giá ông Phạm Minh Chính đã để lại nhiều dấu ấn rõ nét trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh (2011-2015). Ông đã nỗ lực thúc đẩy cải cách hành chính tỉnh Quảng Ninh theo hai hướng, trước hết là cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, phục vụ doanh nghiệp; thứ hai là phục vụ người dân tốt hơn. Vì vậy, người dân, doanh nghiệp làm thủ tục hành chính ở đây đều rất nhanh chóng, tiện lợi. Điều này được chứng minh khi những năm gần đây, Quảng Ninh luôn nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu toàn quốc về cải cách hành chính. Năm 2019, địa phương này đứng đầu cả nước về chỉ số cải cách hành chính và chỉ số hài lòng của người dân. Quảng Ninh cũng là địa phương đang thu hút mạnh mẽ nguồn lực từ hợp tác công tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, như: sân bay, cảng biển, đường cao tốc. Đây là tỉnh có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại vượt bậc so với nhiều địa phương khác, là địa phương có cảng hàng không do tư nhân đầu tư đầu tiên ở Việt Nam; tuyến cao tốc xuyên tỉnh dài nhất Việt Nam. Những kết quả ngày hôm nay, có tiền đề để lại từ thời Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính.

Được bầu vào Bộ Chính trị và được phân công giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương vào năm 2016. Trên cương vị trọng trách công việc “then chốt của then chốt” của Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn một nhiệm kỳ qua cũng là thời điểm “thử lửa” đầy thách thức đối với ngành tổ chức cán bộ cũng như toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị. Sau hơn hai năm thực hiện Nghị quyết 18, 19 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (về sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn hiệu lực hiệu quả; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập), bộ máy đã được tinh giản đáng kể. Nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam còn ghi dấu ấn quan trọng của Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính trong những tham mưu chiến lược về kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ. Ông cũng là người khởi xướng và chỉ đạo quyết liệt để tổ chức và phát triển Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) qua 5 năm đã trở thành giải thưởng báo chí có uy tín, đã và đang tạo sự lan tỏa và hiệu ứng tích cực trong xã hội.

Bài viết của Thông tấn xã Đất nước Lào (KPL) đánh giá về việc Quốc hội Việt Nam bầu các chức danh chủ chốt gồm, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Bài viết của Thông tấn xã Đất nước Lào (KPL) đánh giá về việc Quốc hội Việt Nam bầu các chức danh chủ chốt gồm, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Ngày 6/4, các trang báo điện tử El Universal và Voces del Periodista của Mexico đã đăng bài đánh giá cao việc Việt Nam kiện toàn bộ máy lãnh đạo chủ chốt cho nhiệm kỳ 2021-2026.

Bài báo đánh giá Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là một nhà chính trị có bề dày về kinh nghiệm chỉ đạo và điều hành chính phủ trong giai đoạn 2016-2021, khi ông đảm nhiệm vai trò Thủ tướng, với việc triển khai hiệu quả các chính sách quản lý vĩ mô, giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và thúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng quốc tế thông qua hàng loạt các hiệp định đa phương quan trọng như Hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Ngày 6/4, chuyên trang về đối ngoại "The Diplomatic Society" của Nam Phi đăng bài của nhà sáng lập và Tổng biên tập Kirtan Bhana về cơ hội, sự ngưỡng mộ và sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với các lãnh đạo chủ chốt mới được bầu của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Việt Nam có cơ cấu lãnh đạo tập thể gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội với vai trò quan trọng của Bộ Chính trị hiện gồm 18 thành viên. Thủ tướng Phạm Minh Chính đang nắm giữ ảnh hưởng quan trọng đối với nguồn vốn của các dự án và thực thi các chính sách cụ thể.

Tác giả bài viết cho rằng, Chính phủ mới của Việt Nam sẽ dành ưu tiên đúng mức đối với việc thực thi những nhiệm vụ trọng tâm về đối ngoại trong nhiệm kỳ tới, bao gồm tăng cường tin cậy chính trị, kết hợp lợi ích với 30 đối tác chiến lược và toàn diện, lấy phát triển làm trọng tâm trong quan hệ, coi châu Á-Thái Bình Dương là khu vực chiến lược, đồng thời tăng cường quan hệ với các đối tác tiềm năng khác trong khu vực.

Bài báo cho biết: Vào ngày 8/4 tới, đội ngũ lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ được hoàn thiện tại Kỳ họp thứ 11 của Quốc hội để hoàn tất quá trình chuyển đổi lãnh đạo và sẽ định hình đường hướng chính trị và phát triển kinh tế của Việt Nam trong nhiệm kỳ mới.

Bài báo của Nam Phi về kỳ vọng đối với các lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Bài báo của Nam Phi về kỳ vọng đối với các lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Chiều 5/4, trang mạng của Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế S. Rajaratnam Singapore (RSIS) đã đăng bài viết khẳng định ý nghĩa quan trọng nhất là đội ngũ lãnh đạo mới của Việt Nam đánh dấu sự kết hợp giữa yếu tố kinh nghiệm và sự mới mẻ. Đây là công thức phù hợp và cần thiết để dẫn dắt Việt Nam theo mục tiêu phấn đấu đến giữa thế kỷ 21 trở thành nước phát triển có thu nhập cao theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bài viết cho rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục giám sát việc đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cuộc chiến chống tham nhũng - vốn đã thu được những thành công một cách đáng kể.

Trong khi đó, tân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ tận dụng kinh nghiệm của mình đã có trên cương vị Thủ tướng để mở rộng và tăng cường quan hệ của Việt Nam với các nước.

Cũng theo bài viết, tính cách quyết đoán của ông Phạm Minh Chính là yếu tố cần thiết để trở thành người lãnh đạo cao nhất của chính phủ, giúp thực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu của đội ngũ lãnh đạo mới của Việt Nam là chỉ đạo và điều hành đất nước hướng tới mục tiêu kép: đẩy lùi và ngăn chặn đại dịch trong khi duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tác giả Paul Schuler (Trợ lý Giáo sư tại Trường Chính phủ và Chính sách Công, Đại học Arizona, Hoa Kỳ), trong một bài viết trên tạp chí EasAsiaForum nêu nhận xét: “Quyết định đưa ông Phạm Minh Chính vào vị trí đứng đầu Chính phủ là một lựa chọn khôn ngoan của Đại hội 13, sẽ có tác động lớn đến tương lai của hệ thống chính trị Việt Nam ở cấp quốc gia và địa phương”.

Một phân tích mới đây trên tạp chí Nghiên cứu Việt – Mỹ, cho rằng kinh nghiệm làm việc trong Bộ Công an cũng là một điểm mạnh của ông Phạm Minh Chính, nếu được phát huy một cách hiệu quả và sáng suốt, vì ở thời đại ngày nay tại tất cả các các quốc gia, mọi vấn đề đối nội, đối ngoại, kinh tế, thương mại và an sinh xã hội đều không nhiều thì ít liên quan đến an ninh quốc gia.

"Ông Phạm Minh Chính được lựa chọn làm Thủ tướng mang một số ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Ở cấp quốc gia, sự lãnh đạo tập thể sê được duy trì để đảm bảo sự ổn định và cả tính kế thừa. Ở cấp địa phương, kỳ vọng sẽ thúc đẩy bộ máy chính quyền tinh gọn hơn, hiệu quả hơn. Đối với người dân Việt Nam, có lẽ, kỳ vọng của họ đặt vào ông Phạm Minh Chính, không gì khác hơn là địa phương nào ở Việt Nam cũng phát huy được hết tiềm năng để tăng tốc phát triển giống như ông Phạm Minh Chính đã thành công khi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh"./.

Theo TTXVN và báo nước ngoài

Hay!!
Việt Nam thịnh vượng
Họ tên:
Email:
Bình luận:
Bình luận
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tin đọc nhiều
Chân dung 8 Chủ tịch UBND tỉnh được bầu trong tuần từ 9 - 15/11/2020
04:21 PM - 15/11/2020
8 tỉnh Bến Tre, Đắk Nông, Điện Biên, Hậu Giang, Lào Cai, Long An, Sóc Trăng, Thái Bình đã có các tân Chủ tịch UBND tỉnh sau kỳ họp của HĐND.
Nhìn lại tuần làm việc của Quốc hội: Thẳng thắn và thận trọng
08:06 AM - 16/11/2020
Tinh thần trách nhiệm, sự thẳng thắn của người chất vấn và người trả lời vẫn là điểm chung của mọi cuộc chất vấn trong tuần làm việc của Quốc hội.
Việt Nam có thể tự hào chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN cho Brunei
09:00 AM - 16/11/2020
ASEAN dưới sự dẫn dắt của nước Chủ tịch Việt Nam trong năm 2020 đã đạt được những mục tiêu lớn lao.
Duy trì hoà bình và hợp tác ở Biển Đông trong bối cảnh có nhiều biến động
10:31 PM - 16/11/2020
Tại Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 12, có học giả đề xuất một số quốc gia ASEAN có nhiều điểm tương đồng trong vấn đề pháp lý có thể hướng tới một tuyên bố lập trường chung về Biển Đông.
Thủ tướng bấm nút công bố ứng dụng "Bảo hiểm xã hội số" trên thiết bị di dộng
10:46 PM - 16/11/2020
Chiều nay, 16-11, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã tổ chức lễ công bố ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” trên nền tảng thiết bị di động, theo hình thức trực tuyến với 20.000 người dự tại 63 điểm cầu tại BHXH các tỉnh, thành phố và gần 700 điểm cầu tại BHXH các quận, huyện trên phạm vi cả nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự và phát biểu chỉ đạo.
Hội thảo Quốc tế Biển Đông 12 thảo luận các chủ đề thực chất, cấp bách, sát thực tiễn
10:21 PM - 17/11/2020
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 tiếp tục đóng vai trò cầu nối giữa kênh chính thức và bán chính thức nhằm tạo ra chuyển biến thực chất, đóng góp cho hòa bình, hợp tác ở Biển Đông.
Bế mạc Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, khẳng định tinh thần đoàn kết
08:36 AM - 18/11/2020
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết sau hai đợt làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội XIV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước: 'Đại đoàn kết dân tộc có ý nghĩa sống còn'
07:34 PM - 18/11/2020
Đại đoàn kết dân tộc là chủ trương chiến lược, có ý nghĩa sống còn và quyết định sự thành bại của cách mạng, theo Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Hoàn thiện các dự thảo văn kiện Đại hội XIII sau khi lấy ý kiến nhân dân
08:31 AM - 19/11/2020
Quá trình xây dựng các văn kiện Đại hội XIII đều tôn trọng nguyên tắc lắng nghe, tiếp thu, xin ý kiến, sáng kiến, nguyện vọng của nhân dân.
Hội nghị cán bộ toàn quốc tổng kết công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025
08:20 AM - 20/11/2020
Ngày 19-11, tại Hà Nội, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc tổng kết công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. 
Góc nhìn đa diện
Đòi “Quyền dân tộc tự quyết” hay phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc?
12:44, 09/04/2021
Quyền tự quyết dân tộc đã được V.I. Lênin đề cập đến trong Cương lĩnh dân tộc (năm 1905). Hiện nay, các thế lực thù địch đang lợi dụng cái gọi là “quyền dân tộc tự quyết” để kích động chủ nghĩa ly...
Mưu đồ xét lại chủ nghĩa Mác-Lênin, lịch sử và hiện tại !
(12:02, 04/04/2021)
Đóng góp của chủ nghĩa xã hội hiện thực - sự thật hiển nhiên không thể phủ nhận
(06:03, 29/03/2021)
Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong việc huy động thanh niên bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
(09:24, 25/03/2021)
Thanh niên với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng
(06:20, 22/03/2021)
Niềm tin xã hội trong thời đại Internet
(12:08, 18/03/2021)
Bảo vệ không gian mạng góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo
(11:08, 13/03/2021)
Cảnh giác với thông tin xấu độc về dân chủ
(12:06, 09/03/2021)
Sự lồi lõm đáng sợ trong “Thế giới phẳng”
(08:56, 04/03/2021)
Thái độ trước những sai lầm, khuyết điểm
(04:26, 28/02/2021)

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
  • Thông tin liên hệ
    bbtvntv@gmail.com

  • Copyright 2020 by VNTV
    vietnamthinhvuong.com
    thinhvuongvietnam.com

Thông báo