• Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
TIN MỚI
Tìm kiếm
Kho tàng tri thức

Biến chủng Omicron "tàng hình" khiến các nhà khoa học đau đầu

05:29 PM - 31/03/2022 1

Để xác định chính xác một trường hợp có bị nhiễm Omicron tàng hình hay không, các nhà khoa học sẽ cần phải hoàn thành một loạt các phân tích mã gen đầy đủ.

Biến chủng Omicron tàng hình khiến các nhà khoa học đau đầu - 1

Biến thể có tên Omicron subvariant BA.2 - còn được gọi là Omicron "tàng hình", đang ngày càng phổ biến hơn ở Mỹ kể từ khi nó lần đầu tiên được phát hiện vào đầu năm 2022. Các chuyên gia lo ngại nó sẽ kích hoạt một làn sóng lây nhiễm mới, có quy mô khổng lồ trên toàn cầu.

Trước đó, các nhà khoa học đã xác định được dấu vết đầu tiên của biến thể này vào tháng 12/2021. Vào thời điểm đó, họ phát hiện ra rằng dòng dõi Omicron ban đầu đã chia đôi.

Họ chỉ định phiên bản gốc của biến thể sẽ được gọi là BA.1. Còn phiên bản phụ của nó là BA.2, với một số khác biệt về mặt di truyền. Sau đó, một phiên bản khác được xác định và đặt tên là BA.3 đã kết hợp cùng BA.1 để sinh ra một dòng con khác, gọi là BA.1.1.

Theo các nhà khoa học, BA.1.1 rất giống với biến thể Omicron ban đầu, nhưng mang gen mã hóa thay thế, cho phép lượng protein tổng hợp tăng đột biến. Còn BA.2 được gọi là Omicron "tàng hình", vì các nhà nghiên cứu lo ngại rằng biến thể phụ này khó có khả năng theo dõi hơn các biến thể omicron ban đầu.

Đối với biến thể BA.1, nó tồn tại một đột biến với khả năng tự xóa gen mã hóa protein đột biến, khiến các xét nghiệm PCR hiển thị thông báo lỗi (còn gọi là "Lỗi đích gen S"). Chính thông báo lỗi này đã giúp biến thể Omicron BA.1 trở nên dễ theo dõi khi nó mới xuất hiện.

Tuy nhiên với BA.2, biến thể Omicron tàng hình này không có đột biến như BA.1, giúp nó trông giống với biến thể delta hoặc các biến thể SARS-CoV-2 khác trong các lần test PCR.

Vì vậy, để xác định chính xác một trường hợp có bị nhiễm Omicron tàng hình hay không khi có một số biến thể khác nữa đang lưu hành, các nhà khoa học sẽ cần phải hoàn thành một loạt các phân tích mã gen đầy đủ.

Biến chủng Omicron tàng hình khiến các nhà khoa học đau đầu - 2

Các loại vaccine hiện nay vẫn cho thấy khả năng hoạt động hiệu quả với biến thể Omicron "tàng hình" BA.2

Theo Live Science, biến thể Omicron BA.2 từng được phát hiện ở mức thấp ở Mỹ vào tháng 1/2021. Tuy nhiên kể từ vài tháng gần đây, các trường hợp nhiễm virus đã tăng lên đáng kể.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), biến thể phụ này đã tăng lên khoảng 7% vào cuối tháng 2, và sau đó lên gần 14% vào tuần đầu tiên của tháng 3. Tính riêng từ ngày 6/3 đến 12/3, BA.2 đã chiếm tới 23,1% các trường hợp F0 Covid-19 mới trên toàn nước Mỹ.

Trong khi đó, ở một số quốc gia khác, bao gồm Philippines, Ấn Độ, Đan Mạch, Singapore, Áo và Nam Phi, BA.2 thậm chí đã nhanh chóng vượt qua BA.1 và trở thành biến thể phụ thống trị vào tháng 1, nguồn tin NewsMedical cho biết.

Điều đáng lo ngại đó là BA.2 có vẻ dễ lây lan hơn so với các chủng Omicron ban đầu. Tuy nhiên, dữ liệu từ chính phủ Anh cho thấy các vaccine Covid-19 hiện nay vẫn khá hữu hiệu trong việc chống lại nguy cơ bệnh trở nặng, dẫn tới nhập viện. Các mũi tiêm nhắc lại cũng tăng cường đáng kể khả năng bảo vệ đó.

Nguồn VnExpress

Hay!!
Việt Nam thịnh vượng
Họ tên:
Email:
Bình luận:
Bình luận
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tin đọc nhiều
Chân dung nhà khoa học nữ đứng sau thành công của vaccine Astrazeneca ngừa Covid-19
09:12 AM - 03/02/2022
Vượt qua những khó khăn, thử thách trên con đường nghiên cứu khoa học, bà Sarah Gilbert cùng các cộng sự đã sáng chế thành công vaccine ngừa Covid-19 Oxford/Astrazeneca. Đây là một thành công và là...
Những xu hướng công nghệ năm 2022
09:00 AM - 04/02/2022
Lenovo vừa đưa ra những dự đoán về xu hướng công nghệ trong năm 2022, thời điểm mà phương thức làm việc từ xa, xu hướng bảo mật không cần mật khẩu và trí tuệ nhân tạo (AI) được cho là sẽ bùng nổ mạnh.
Chân dung ba phụ nữ Việt lọt top 100 nhà khoa học tiêu biểu châu Á
01:23 PM - 05/02/2022
Tạp chí Asian Scientist (Singapore) vừa công bố kết quả bình chọn 100 nhà khoa học tiêu biểu của châu Á năm 2020. Việt Nam có 3 nhà khoa học nữ được vinh danh trong danh sách này.
Chân dung các nhà khoa học Việt Nam được vinh danh trên thế giới năm 2021
09:00 AM - 06/02/2022
Trong năm qua, nhiều nhà khoa học Việt Nam đã vinh dự nhận được giải thưởng danh giá ở các lĩnh vực, mỗi người một cách, nhưng họ có chung niềm đam mê nghiên cứu khoa học và khát vọng cống hiến.
Nghiên cứu chỉ ra cách để đạt được "siêu miễn dịch" Covid-19
09:05 PM - 07/02/2022
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người nhiễm Covid-19 sau khi tiêm vaccine sẽ có khả năng miễn dịch "đáng kinh ngạc". Các nhà khoa học cho biết việc kết hợp giữa vaccine và kháng thể sau khi mắc...
Trí tuệ nhân tạo phủ sóng nhiều lĩnh vực, ngành nghề
09:05 AM - 08/02/2022
Theo các chuyện gia, trí tuệ nhân tạo (AI) đang có tốc độ phát triển nhanh, nếu biết khai thác kết nối mở sẽ giúp Việt Nam làm chủ công nghệ.
Top 7 vị vua phong kiến Việt Nam nắm giữ những kỷ lục thú vị nhất
04:34 PM - 09/02/2022
Nhắc đến các vị vua chúa Việt Nam thời phong kiến là nhắc đến rất nhiều câu chuyện lịch sử.
AI ứng dụng giải bài toán trong cuộc sống
09:11 AM - 10/02/2022
Trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển trong nhiều sản phẩm ứng dụng tại Việt Nam, ứng dụng trong hành chính công, giao thông, y tế... giúp công việc hiệu quả hơn.
Những sự thật đáng ngạc nhiên về giải Nobel
04:46 PM - 11/02/2022
Những sự thật đáng ngạc nhiên về giải thưởng Nobel khiến bạn bất ngờ xung quanh giải thưởng này.
Cơ hội để Việt Nam thành trung tâm công nghệ mới của thế giới
09:19 AM - 12/02/2022
Năm 2021 được dự đoán sẽ là năm kỷ lục của thu hút vốn đầu tư công nghệ của Việt Nam, với giá trị vượt mức 1 tỷ USD, bất chấp đại dịch.
Góc nhìn đa diện
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước sự chống phá của các thế lực thù địch
11:36, 30/06/2022
Khi mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi công dân trong xã hội có sự giác ngộ sâu sắc về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, quán triệt đường...
Những bài viết, bình luận sai sự thật về quy trình xử lý kỷ luật của Đảng
(09:38, 25/06/2022)
Vai trò của báo chí cách mạng với đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
(10:57, 21/06/2022)
Hãy phản tỉnh nếu hoài nghi công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của dân tộc
(11:31, 16/06/2022)
Đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch cần các biện pháp toàn diện, đồng bộ
(10:27, 09/06/2022)
“Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”: Cần hiểu đúng!
(10:27, 04/06/2022)
Hãy thức tỉnh và trở lại với tinh thần Việt Nam!
(06:01, 31/05/2022)
Hiểu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ không phủ nhận chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam!
(11:52, 28/05/2022)
Phòng, chống hoạt động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch
(10:03, 23/05/2022)
Đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn gây hằn thù dân tộc
(11:48, 19/05/2022)

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
  • Thông tin liên hệ
    bbtvntv@gmail.com

  • Copyright 2020 by VNTV
    vietnamthinhvuong.com
    thinhvuongvietnam.com

Thông báo