• Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
TIN MỚI
Tìm kiếm
Tin tức Kinh tế Chính trị Xã hội Pháp luật Đời sống Thế giới

Cần thiết phải có Quy hoạch tổng thể quốc gia

09:28 AM - 07/10/2022 29

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là quy hoạch ở cấp cao nhất, làm cơ sở để lập các quy hoạch khác.

Tại Hội nghị lần thứ Sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đang diễn ra, một trong những nội dung quan trọng sẽ được Trung ương xem xét, cho ý kiến, đó là: Định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia do Ban cán sự đảng Chính phủ trình.

Thực hiện Luật Quy hoạch được Quốc hội khóa XIV thông qua, thời gian qua Chính phủ đã sát sao chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương trong cả nước khẩn trương, nghiêm túc nghiên cứu xây dựng dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Quốc hội xem xét, quyết định trong thời gian sắp tới.

Cần thiết phải có Quy hoạch tổng thể quốc gia - Ảnh 1.

Tại phiên khai mạc Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Đây là công việc lần đầu tiên Trung ương làm, rất mới, rất khó, chưa có kinh nghiệm, song rất quan trọng và cấp thiết, các bộ, các ngành, các địa phương trong cả nước hiện đang rất mong đợi.

Đã từng có thời kỳ, tỉnh nào cũng xin lập cảng biển quốc tế. Dù có lợi thế về đường bờ biển dài nhưng nếu cứ chưa đầy trăm km lại có một cảng biển quốc tế thì lợi thế lại trở thành manh mún, thậm chí triệt tiêu nhau. Đây là điều sẽ không thể xảy ra khi có bản quy hoạch tổng thể quốc gia.

Ông Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết: "Quy hoạch tổng thể quốc gia tạo ra được sức mạnh cộng hưởng các yếu tố. Ví dụ sân bay nối với cảng biển bằng hệ thống giao thông, logistic hoàn chỉnh thì tạo ra sự cộng hưởng, hiệu quả phát triển ‘ghê gớm’".

Trong giai đoạn đến năm 2030, do nguồn lực phát triển có hạn, sẽ ưu tiên, tập trung đầu tư cho một số vùng có điều kiện thuận lợi nhất về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, tiềm lực khoa học - công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có. Các khu vực này sẽ phát triển đi trước một bước, tạo động lực và làm đầu tàu lôi kéo những vùng khác cùng phát triển, để đến giai đoạn sau năm 2030, sẽ dần phát triển hài hòa, bền vững, cân đối giữa các vùng miền, địa phương.

Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói: "Chúng ta có thể hình dung ra các không gian lớn như hành lang kinh tế. Chúng ta thấy rằng sắp tới hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông. Đó là kết cấu hạ tầng nhưng cũng mở ra không gian phát triển dọc tuyến đường đó và tùy lợi thế từng vùng nhất định để chúng ta có thể hình dung ra các trung tâm động lực bám theo các kết cấu hạ tầng".

Ở thời điểm các biến động toàn cầu ngày càng khó lường thì việc định hình lại các nguồn lực, xác định con đường đi hiệu quả là cần thiết để việc phát triển bền vững hơn.

Các quốc gia khác quy hoạch tổng thể như thế nào?

Quy hoạch tổng thể hay quy hoạch không gian cấp quốc gia được thực hiện khá đa dạng trên thế giới. Với các nước có trình độ phát triển khác nhau thì phạm vi, nội dung.... cũng được tập trung vào những yêu cầu khác nhau. Nhưng về cơ bản đều có những nguyên tắc chung.

Quy hoạch tổng thể lãnh thổ quốc gia Hàn Quốc là quy hoạch không gian cấp cao nhất, đóng vai trò nền tảng, hướng dẫn cho các quy hoạch ở từng địa phương; là kim chỉ nam cho các quy hoạch tổng thể cấp tỉnh, cấp thành phố, quận, huyện.

Cần thiết phải có Quy hoạch tổng thể quốc gia - Ảnh 2.

Cần thiết phải có Quy hoạch tổng thể quốc gia - Ảnh 3.

Cần thiết phải có Quy hoạch tổng thể quốc gia - Ảnh 4.

Quy hoạch tổng thể lãnh thổ quốc gia Hàn Quốc được xây dựng theo trình tự 5 bước

Tham gia trực tiếp vào lập Quy hoạch có 12/18 bộ và 5 Ủy ban trực thuộc Tổng thống Hàn Quốc.

Thời gian chuẩn bị và các thủ tục pháp lý mất khoảng 2 năm cho thiết lập 1 Quy hoạch tổng thể lãnh thổ quốc gia.

Trong thời kỳ 1972-1999, Hàn Quốc đã xây dựng 3 Quy hoạch tổng thể lãnh thổ quốc gia cho mỗi giai đoạn khoảng 8-10 năm.

Trong mỗi một Quy hoạch tập trung giải quyết 1 số điểm nghẽn lớn nhất của nền kinh tế Hàn Quốc.

Quy hoạch tổng thể tăng cường và mở rộng phát triển kinh tế Indonesia được lập cho giai đoạn 2011-2025. Mục tiêu là đưa Indonesia có Quy mô GDP khoảng 4-4,5 nghìn tỷ USD vào năm 2025 và trở thành nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới.

Quy hoạch tổng thể của Indonesia tập trung vào 8 chương trình chủ yếu là: phát triển nông nghiệp, khai khoáng, năng lượng, công nghiệp, hàng hải, du lịch, viễn thông và phát triển các khu vực chiến lược. 8 chương trình này bao gồm 22 hoạt động kinh tế chính được thiết kế dựa trên các tiềm năng nội tạng và giá trị chiến lược của mỗi hành lang.

Tổng mức đầu tư được xác định vào khoảng 260 triệu USD. Nguồn ngân sách chính phủ sẽ chiếm khoảng 10% dưới hình thức cung cấp hạ tầng cơ bản. Phần còn lại sẽ từ các doanh nghiệp nhà nước, khu vực tư nhân và thông qua hợp tác công-tư.

Hệ thống quy hoạch ở Malaysia gồm 3 cấp. Ở cấp cao nhất là Quy hoạch vật thể quốc gia; cấp thứ 2 là các Quy hoạch cấu trúc bang quy hoạch vùng; cấp cuối cùng là Quy hoạch địa phương. Mỗi chính quyền địa phương thông thường sẽ lập 1 bản Quy hoạch bao trùm diện tích do mình quản lý. Quy hoạch địa phương được lập thể hiện chức năng của từng khu đất và là cơ sở cho quản lý phát triển trên thực tế.

Theo yêu cầu của luật Quy hoạch đô thị và nông thôn của Malaysia, Quy hoạch cấp dưới phải phù hợp với Quy hoạch cấp trên. Tuy nhiên, về mặt trình tự tại Malaysia, không nhất thiết Quy hoạch cấp trên, Quy hoạch của lãnh thổ có phạm vi rộng hơn phải được hoàn thành, thông qua rồi Quy hoạch cấp dưới mới được tiến hành thành lập. Nếu Quy hoạch của cấp dưới được thông qua trước, thì sau đó khi Quy hoạch cấp trên được thông qua, Quy hoạch cấp dưới sẽ phải tiến hành điều chỉnh những điểm chưa phù hợp.

Quá trình lập các loại Quy hoạch này là sự tham vấn lẫn nhau 1 cách chặt chẽ giữa 2 cấp liên bang và bang. Đây cũng là điều kiện bảo đảm cho sự phù hợp của 2 loại Quy hoạch này ngay cả trong trường hợp các Quy hoạch cấu trúc bang được lập đồng thời với quá trình lập Quy hoạch quốc gia.

Vì sao Quy hoạch tổng thể quốc gia lại cần phải được đưa ra vào thời điểm này?

Mục tiêu trọng tâm cao nhất mà Quy hoạch này hướng đến là gì?

Từ trước đến nay, không có quy hoạch tổng thể thì chúng ta làm như thế nào? Và khi có quy hoạch sẽ đem lại sự thay đổi gì?

Cùng phân tích chủ đề này trong chương trình Vấn đề hôm nay là ông Trần Hồng Quang, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Nguồn VTV

Hay!!
Việt Nam thịnh vượng
Họ tên:
Email:
Bình luận:
Bình luận
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tin đọc nhiều
Học sinh cả nước nô nức đến trường khai giảng năm học mới
10:02 AM - 05/09/2022
Sáng 5/9, học sinh cả nước nô nức đến trường dự Lễ Khai giảng năm học mới 2022-2023, trong không khí vui tươi, rực rỡ cờ hoa của Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường.
Năm học 2022-2023: Năm trọng tâm của đổi mới giáo dục phổ thông
10:05 AM - 05/09/2022
Ngành giáo dục bước vào năm học 2022-2023 với một tâm thế mới, được xác định là năm trọng tâm triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông.
Bảo đảm cho các loài được bảo tồn và phát triển bền vững
10:18 AM - 09/09/2022
Theo dự thảo báo cáo quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2050, Việt Nam sẽ quy hoạch 258 khu bảo tồn, 100 cơ sở bảo tồn, 8 hành lang đa dạng sinh học, 32 khu vực đa dạng sinh học cao.
40% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến
10:19 AM - 09/09/2022
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã đạt 97,3% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Khoảng 40% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến (cuối năm 2021 mới đạt khoảng 30%). Tuy nhiên, so với mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số (với 80% dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ, 50% hồ sơ được xử lý trực tuyến) thì khoảng cách đạt được như đề ra còn lớn.
Argentina ngưỡng mộ những thành tựu kinh tế-xã hội của Việt Nam
11:57 AM - 10/09/2022
Thứ trưởng Ngoại giao Argentina Tettamanti bày tỏ ngưỡng mộ trước những thành tựu kinh tế, xã hội mà Việt Nam đã đạt được trong giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế đất nước hiện nay.
Nhân lực chất lượng cao - “Chìa khóa” phát triển bền vững
08:45 AM - 22/09/2022
Khẳng định xây dựng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, chính là “chìa khóa” cho sự phát triển bền vững, ngày càng nhiều doanh nghiệp coi trọng việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này. Đặc biệt, việc “đặt hàng” các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nhân sự, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của thị trường lao động được các doanh nghiệp quan tâm.
Những người bắt buộc phải đeo khẩu trang nơi công cộng
10:19 AM - 23/09/2022
Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về các trường hợp bắt buộc phải sử dụng khẩu trang nơi cộng cộng. Việc không đeo khẩu trang đúng quy định có thể bị phạt tiền đến 3 triệu đồng.
Tha hóa quyền lực nhìn từ đại án Việt Á: Quên lời hứa trước dân?
09:47 AM - 28/09/2022
Khi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết, gồng mình chống dịch thì hàng chục lãnh đạo cấp tỉnh, cấp TW, cán bộ ngành y tế... lại liều lĩnh bắt tay với Công ty Việt Á để trục lợi từ đại dịch.
Việt Nam tăng cường quản lý giảm ô nhiễm rác thải nhựa đại dương
10:24 AM - 30/09/2022
Việt Nam là nước có tỷ lệ rác thải nhựa đại dương cao, cộng với ô nhiễm nguồn nước nên dự kiến Việt Nam thiệt hại 3,5% tổng sản phẩm nội địa (GDP) vào năm 2035.
Bộ Thông tin và Truyền thông thông tin kết quả giai đoạn 1 xử lý ''báo hóa'' tạp chí, ''tư nhân hóa'' báo chí
12:13 PM - 01/10/2022
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa thông tin kết quả làm việc, thanh tra, kiểm tra đối với 16 cơ quan báo chí (giai đoạn 1, đến hết tháng 9-2022). Theo đó, Bộ đã ban hành 11 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 616,5 triệu đồng do “báo hóa” tạp chí, có biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí.
Góc nhìn đa diện
Phản bác luận điệu: “Một đảng cầm quyền, đất nước rơi vào trì trệ”(?!)
11:49, 02/02/2023
Đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã 93 năm, lãnh đạo đất nước vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, trên nhiều diễn đàn, các...
Học thuyết giá trị thặng dư trong thời đại công nghiệp 4.0
(11:50, 29/01/2023)
Không thể chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên
(12:12, 24/01/2023)
Uy tín và vị thế của Việt Nam trong thực hiện quyền con người
(03:16, 18/01/2023)
“Lấy dân làm gốc” trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
(03:52, 11/01/2023)
Nhận thức về các biện pháp hòa bình trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo
(11:24, 07/01/2023)
Đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng hiện nay
(09:40, 02/01/2023)
Chết chóc từ sự bất công
(10:48, 28/12/2022)
Bẻ gãy luận điệu đòi “phi chính trị hoá” Quân đội nhân dân Việt Nam
(08:30, 22/12/2022)
Phản bác quan điểm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội
(03:24, 17/12/2022)

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
  • Thông tin liên hệ
    bbtvntv@gmail.com

  • Copyright 2020 by VNTV
    vietnamthinhvuong.com
    thinhvuongvietnam.com

Thông báo