• Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Kho tàng tri thức
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
TIN MỚI
Tìm kiếm
Góc nhìn đa diện

 Chủ nghĩa tư bản hiện đại - thay đổi bản chất hay là sự ngộ nhận?

11:21 AM - 17/01/2021 431

Hiện nay, chủ nghĩa tư bản có nhiều sự điều chỉnh để phát triển, với những thành tựu đạt được thì một số người cho rằng bản chất của chủ nghĩa tư bản đã thay đổi không còn như trước đây, không còn là chế độ bóc lột mà là chủ nghĩa tư bản nhân văn, nhân đạo, chủ nghĩa tư bản có ý thức. Vậy, điều đó có đúng với thực tế chủ nghĩa tư bản đang tồn tại không?

Phải thừa nhận rằng, với sự thay đổi, điều chỉnh cả trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả trong cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã làm cho chủ nghĩa tư bản hiện nay có sự phát triển vượt bậc, đóng góp đối với sự phát triển của thế giới ngày càng to lớn. Nhưng có thể khẳng định rằng những điều chỉnh, thay đổi vẫn chưa phá vỡ được khuôn khổ, nền tảng của chế độ tư bản chủ nghĩa, vẫn chỉ là những điều chỉnh, những sự chuyển biến trong khuôn khổ của chế độ tư bản. Trong lòng xã hội chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn tồn tại đầy rẫy những mâu thuẫn, bất cập…, xét đến cùng thì bản chất chế độ bộc lột vẫn đang hiện hữu.

1. Theo đuổi lợi nhuận đã, đang và sẽ là mục tiêu cao nhất và cuối cùng của các nhà tư bản; sự giàu có của các nhà tư bản là từ nguồn lợi nhuận này. Nguồn gốc của lợi nhuận là giá trị thặng dư do công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất. Do vậy, bóc lột vẫn là bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Quan điểm cho rằng máy móc cũng tạo ra giá trị, tạo ra sự giàu có của nhà tư bản không phải là mới, đã từng bị phê phán. Sai lầm của quan điểm này là ở chỗ không hiểu bản chất của “của cải”, của “tài sản” trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, trong xã hội tư bản. Đối với con người và xã hội nói chung, ở mọi giai đoạn phát triển, “của cải”, “tài sản” là tất cả những sản phẩm vật chất có ích, cần thiết cho cuộc sống, cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người, là đất, nước, lúa, gạo, các công cụ, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt... Song, đối với nhà tư bản, để thực hiện mục đích làm giàu, sản xuất hay kinh doanh cái gì, hàng hóa gì không quan trọng, đấy chỉ là phương tiện để khi bán đi có được nhiều tiền hơn. Tiền, một hình thái của giá trị, mới thật sự là tài sản, của cải trong xã hội tư bản. Máy móc cũng là sản phẩm của lao động, nó có giá trị, khi sử dụng máy móc vào sản xuất, giá trị của máy móc được chuyển dần vào sản phẩm. Máy móc có năng suất rất cao, sản xuất ra được rất nhiều sản phẩm nên giá trị chuyển từ máy móc sang mỗi sản phẩm rất nhỏ. Nhưng giá trị của một hàng hóa không phải do chi phí sản xuất riêng, cá biệt của một người sản xuất ra hàng hóa đó quyết định mà là mức chi phí trung bình của xã hội (của nhiều người cùng sản xuất hàng hóa đó) cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. Vì vậy, nhà tư bản bán hàng hóa do sử dụng máy móc tạo ra theo giá trị (giá cả) chung, hơn nữa còn theo giá cả độc quyền do mình tự định ra (vì công ty có vị trí độc quyền), sẽ thu được giá trị lớn hơn nhiều giá trị đã bỏ ra. Đây là nguồn gốc đem lại sự giàu có của nhà tư bản. Giá trị tăng thêm này không phải do máy móc tạo ra mà do lao động xã hội tạo ra, nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt.

2. Chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng không xóa bỏ được tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội, mà sự phân hóa còn tiếp tục gia tăng, vẫn là chế độ bất công. Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, một bộ phận công nhân có cổ phiếu, cổ phần ở các công ty tư bản. Số lượng công nhân có cổ phiếu có thể đông, nhưng số lượng cổ phiếu mỗi người có đều rất nhỏ, nên thực tế tổng số cổ phiếu mà người công nhân có chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số cổ phiếu của các công ty tư bản (chỉ khoảng 1 -2%). Số lượng ít, phân tán, người lao động hoàn toàn không có tiếng nói gì ảnh hưởng tới hoạt động của các công ty.

Những người vô gia cư ở TP Honolulu - Mỹ hôm 4-12. Ảnh: STAR ADVERTISER

Ở các nước tư bản phát triển, những cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý cấp cao, nhờ có trình độ chuyên môn cao (công nhân cổ trắng), cùng với đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, tạo thành tầng lớp trung lưu của xã hội chỉ là một bộ phận nhỏ. Còn lại số lượng những người có mức sống thấp, dưới mức nghèo khổ, những người thất nghiệp, người vô gia cư, người nhập cư ở những nước này còn rất lớn. Hơn nữa, để đánh giá chủ nghĩa tư bản hiện đại, không thể chỉ thấy khu vực “trung tâm” là các nước kinh tế phát triển, mà cần phải thấy cả khu vực “ngoại vi” của nó là những nước đang phát triển, nước nghèo, kém phát triển, nơi có tỷ lệ người nghèo, đói còn rất cao.

Chênh lệch về thu nhập, mức sống, tài sản giữa người giàu và người nghèo trong thế giới tư bản rất lớn, xu hướng ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Liên hợp quốc, tài sản của 225 người giàu nhất thế giới lớn hơn thu nhập, tài sản của hơn 2,5 tỷ người nghèo trên thế giới. Cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 hiện nay đang làm bộc lộ rõ nét về sự phân hóa xã hội ở các nước tư bản phát triển. Chủ nghĩa tư bản hiện đại chưa phải là chủ nghĩa tư bản nhân đạo, nhân văn như một số quan điểm đề cao nó.

3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn không ngăn chặn, tránh được các cuộc khủng hoảng kinh tế gắn liền với bản chất của chủ nghĩa tư bản, với mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ các năm 1973, 1979 đã đẩy các nước tư bản phát triển và kinh tế thế giới vào tình trạng vừa lạm phát vừa đình đốn (Stagflation), suy thoái đến đầu những năm 1980. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á những năm 1997-1998 làm sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá trị đồng tiền, phá sản hàng loạt doanh nghiệp ở các nước Châu Á, ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính, tiền tệ và kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu năm 2008-2009 làm sụp đổ hàng loạt ngân hàng lớn ở các nước tư bản phát triển, dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu. Sau khủng hoảng tài chính 2008-2009, một loạt nước tư bản phát triển như: Ailen, Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha lại rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công, đứng trước nguy cơ vỡ nợ, phải yêu cầu sự trợ giúp của Liên minh Châu Âu (EU), của ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)...

Khủng hoảng kinh tế diễn ra liên tiếp đã đẩy nền kinh tế vào suy thoái, làm tăng nạn thất nghiệp, sự căng thẳng xã hội. Đồng thời, chạy theo mục tiêu lợi nhuận tối đa, chủ nghĩa tư bản hiện đại còn là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về môi trường sinh thái và biến đổi khí hậu toàn cầu, đe dọa sự sống của con người trên trái đất. Chủ nghĩa tư bản hiện đại chưa phải là chế độ xã hội tạo được sự phát triển ổn định, hài hòa, bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường.

4. Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, những mâu thuẫn gắn liền với bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn hiện diện, dù có những hình thức biểu hiện mới. Đó là mâu thuẫn giữa tư bản và lao động làm thuê, giữa tư bản với tư bản, giữa các cường quốc tư bản với các nước nghèo, kém phát triển, đang phát triển.

Để có lợi nhuận tối đa, thì đối với nhà tư bản, thời gian lao động của công nhân càng dài càng tốt, cường độ lao động càng cao càng tốt, chi phí tiền lương, tiền công, trang bị bảo hộ lao động, phúc lợi cho người lao động càng ít càng tốt, do đó, luôn tìm mọi cách, kể cả “lách luật” để làm điều này một cách tinh vi nhất. Sự hình thành đội ngũ công nhân “cổ trắng” trong thời đại cách mạng công nghệ và các chính sách điều tiết của nhà nước có góp phần cải thiện đời sống cho một bộ phận công nhân ở các “trung tâm” phát triển, nhưng tư bản lại chuyển đầu tư sang các vùng “ngoại vi” kém phát triển để tận dụng lao động giá rẻ, tạo nên tình trạng thất nghiệp ở khu vực trung tâm.

Ngày nay, mâu thuẫn giữa các công ty, tập đoàn tư bản, các nước tư bản phát triển với nhau trong việc giành giật thị trường tiêu thụ, các nguồn nguyên liệu, năng lượng, các phát minh, sáng chế, thành tựu khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao... vẫn diễn ra rất gay gắt. Quan hệ giữa các nước tư bản phát triển với các nước kém phát triển, đang phát triển thể hiện bên ngoài như những quan hệ bình đẳng, thỏa thuận từ cả hai phía, nhưng thực chất là quan hệ bất bình đẳng. Các nước tư bản phát triển giàu có, có nguồn lực tài chính lớn, trình độ khoa học công nghệ cao, nắm độc quyền các bí quyết công nghệ, thương hiệu sản phẩm... xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu tư bản vào các nước đang phát triển, kém phát triển không phải với mục tiêu hỗ trợ phát triển các nước này mà để mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác tài nguyên, nguồn lao động rẻ, chuyển giao những máy móc thiết bị, những công đoạn những ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường cho những nước này, với giá cả độc quyền do họ chi phối; đồng thời vẫn sử dụng các biện pháp chống bán phá giá, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để cản trở xuất khẩu hàng hóa của nước đang phát triển, kém phát triển vào nước họ... Chủ nghĩa tư bản hiện đại chưa phải là xã hội công bằng, bình đẳng mà con người hướng tới.

Thành Lê

Hay!!
Việt Nam thịnh vượng
Họ tên:
Email:
Bình luận:
Bình luận
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tin đọc nhiều
Phản bác luận điệu “Không thể có dân chủ trong chế độ một Đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam”
11:17 PM - 06/10/2020
Cả phương diện lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng dân chủ không phụ thuộc vào chế độ một đảng hay đa đảng mà phụ thuộc vào bản chất của đảng cầm quyền.
Liệu pháp nào chữa trị căn bệnh thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm?
11:47 PM - 10/10/2020
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, “lá lành đùm lá rách” “tương thân, tương ái”, “thương người như thể thương thân”,… Hiện nay, những truyền thống ấy tiếp tục được kế thừa và phát huy trong bối...
Cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 và vấn đề an ninh chính trị hiện nay
04:59 PM - 14/10/2020
Covid-19 và phòng chống Covid-19 còn có thể được xem là một phép thử quan trọng đối với an ninh chính trị, một khía cạnh của lĩnh vực chính trị với nội hàm chủ yếu là bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của...
Bảo vệ chính trị nội bộ trước thềm Đại hội XIII của Đảng
11:51 PM - 19/10/2020
Nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo vệ chính trị nội bộ hiện nay là bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng; bảo vệ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; bảo vệ Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ cán bộ, đảng...
Thực hiện thể chế nhất nguyên chính trị trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
12:01 AM - 24/10/2020
Cả về phương diện lý luận và thực tiễn cho phép chúng ta khẳng định việc thực hiện chế độ chính trị nhất nguyên trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn...
Cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tình hình mưa lũ miền Trung để chống phá Đảng, Nhà nước
12:02 AM - 29/10/2020
Trong những ngày qua, tình hình mưa lũ ở miền Trung đã gây ra hậu quả nặng nề cho các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế… khiến cho nhiều người chết và mất tích, nhiều tài sản của...
Tinh thần nhân văn Việt Nam trong phòng chống, khắc phục hậu quả của thiên tai, địch hoạ
11:57 PM - 02/11/2020
Trước diễn biến phức tạp của thiên tai, bão chồng bão, lũ chồng lũ đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh miền Trung, tinh thần nhân văn của con người Việt Nam không ngừng được lan toả...
Phát huy di sản của C.Mác trong thời đại ngày nay
11:06 AM - 07/11/2020
Di sản của C.Mác đã, đang và sẽ là tư tưởng chủ đạo của thời đại ngày nay. Càng tìm hiểu chủ nghĩa Mác, chúng ta càng yêu chủ nghĩa xã hội, thêm kính trọng công lao, bảo vệ và phát huy di sản của...
Đừng nhận thức mơ hồ về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
12:06 AM - 11/11/2020
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trường lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Chủ trương này là kết quả của quá trình tổng kết thực tiễn, đổi mới tư duy nhằm tiếp...
Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong ứng phó với bão, lũ miền Trung là không thể phủ nhận!
11:24 PM - 15/11/2020
Trong đợt bão, lũ tại các tỉnh miền Trung hiện nay, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thể hiện đậm nét thông qua nhiều việc làm ý nghĩa, thiết thực hướng về đồng bào vùng bão, lũ. Do đó, mặc...
Góc nhìn đa diện
Sự lồi lõm đáng sợ trong “Thế giới phẳng”
08:56, 04/03/2021
Từ nhiều năm nay, không ít người quen nhìn nhận hành tinh của hơn 7 tỷ người đang chung sống là một “thế giới phẳng”. Điều đó không sai, nhất là trên bình diện thông tin, công nghệ, chuỗi sản xuất -...
Thái độ trước những sai lầm, khuyết điểm
(04:26, 28/02/2021)
Tư tưởng giải phóng con người trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
(03:35, 23/02/2021)
Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
(11:02, 17/02/2021)
Thanh niên với việc đấu tranh, phản bác thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.
(11:11, 12/02/2021)
Đại hội XIII: Tầm nhìn, tư duy chiến lược và quan điểm mới (Tiếp theo và hết)
(11:17, 07/02/2021)
Đại hội XIII: Tầm nhìn, tư duy chiến lược và quan điểm mới (Kỳ 1)
(09:57, 03/02/2021)
Dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng
(11:10, 31/01/2021)
Chào mừng Đại hội XIII của Đảng, đón Xuân Tân Sửu, cầu Quốc thái Dân an
(08:08, 26/01/2021)
Khát vọng phát triển đất nước trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII
(09:59, 23/01/2021)

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Kho tàng tri thức
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
  • Thông tin liên hệ
    bbtvntv@gmail.com

  • Copyright 2020 by VNTV
    vietnamthinhvuong.com
    thinhvuongvietnam.com

Thông báo