• Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
TIN MỚI
Tìm kiếm
Vì Việt Nam cường thịnh

Công tác đối ngoại với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

10:38 PM - 17/11/2020 319

Trong giai đoạn hiện nay, trước những diễn biến khó lường của tình hình khu vực và thế giới, công tác đối ngoại ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển sức mạnh tổng hợp quốc gia và chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên nền tảng tư duy mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi mới.

Trên cơ sở nhận thức đúng mối quan hệ giữa mục tiêu đối ngoại với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng năm 1991 xác định: “Mục tiêu của chính sách đối ngoại là tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”[1].

Đến Đại hội XII (năm 2016), Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh và chỉ rõ: "Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới"[2]. Nhiệm vụ của công tác đối ngoại được xác định trực tiếp phục vụ mục tiêu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới: "Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc..."[3].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1-2016)

Như vậy, công tác đối ngoại, rõ ràng không chỉ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước; mà còn phục vụ trực tiếp, có hiệu quả cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Do đó, đối ngoại ngày càng được kết hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh và với kinh tế, văn hóa trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta.

Trong bối cảnh mới, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, tình hình chính trị - quân sự trên thế giới có những diễn biến khó lường. Đông Nam Á trở thành địa bàn cạnh tranh quyết liệt về thị trường và tài nguyên; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn biến phức tạp. Đã xuất hiện một số loại hình chiến tranh kiểu mới, như chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng, sử dụng sức mạnh mềm thông qua các hoạt động kinh tế, ngoại giao, văn hóa kết hợp với “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ… hết sức nguy hiểm.

Ở trong nước, sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh kết quả, thành tựu đã đạt được, vẫn còn không ít hạn chế, bất cập, làm xuất hiện những vấn đề phức tạp mới ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trong điều kiện đó, Chúng ta phải nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn bài học: “Dựng nước đi đôi với giữ nước”; “giữ nước từ khi nước chưa nguy”; có kế sách ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa. Nghĩa là, làm sao cho kinh tế phải vững, quốc phòng phải mạnh, thực lực phải cường, lòng dân phải yên, chính trị - xã hội ổn định, cả dân tộc là một khối đoàn kết, thống nhất[4].

Để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩatrong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, công tác đối ngoại cần thực hiện nhiều nội dung, hình thức đồng bộ, trước hết cần đổi mới và thực hiện tốt những định hướng sau đây:

Một là, tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hoá, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế,... nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”[5].

Hai là, đẩy mạnh công tác đối ngoại kiến tạo và củng cố môi trường hòa bình, thuận lợi cho bảo vệ Tổ quốc. Chủ động tạo môi trường hòa bình, ổn định và lợi thế cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thực hiện tốt nhiệm vụ “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”[6]. Công tác đối ngoại phải quảng bá cho thế giới hiểu rõ và có tình cảm tốt đẹp về Việt Nam, góp phần tạo ra thế và lực mới cho đất nước. Làm cho thế giới hiểu rõ những gì Việt Nam đã và đang làm đều hướng tới lòng nhân văn, nhân đạo cho xã hội, cho cộng đồng; Việt Nam từng chịu nhiều tổn thất của chiến tranh nên thấu hiểu chiến tranh đem đến điều gì cho nhân loại nên chắc chắn rằng, Việt Nam không bao giờ ủng hộ chiến tranh hay bất kỳ hành động nào đem lại đau khổ cho cuộc sống con người.

Ðồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên (Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang) và Ðồn Cảnh sát bảo vệ biên giới Lục Sơn (Cam-pu-chia) phối hợp tổ chức tuần tra song phương. Ảnh: Internet

Ba là, công tác đối ngoại cần hướng mạnh vào thực hiện tư tưởng chỉ đạo quan trọng của Đảng: Trong bất kỳ tình huống nào, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đều quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giữ vững ổn định chính trị - xã hội, môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đối với Biển Đông, công tác đối ngoại phải thể hiện rõ quan điểm: trước sau như một Việt Nam nhất quán chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; bảo vệ lợi ích chính đáng của mình đồng thời vì lợi ích chung, phù hợp với luật pháp quốc tế, công ước luật biển 1982, tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), các thỏa thuận khu vực và sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Bốn là, công tác đối ngoại phải góp phần thực hiện tốt tư tưởng bảo vệ Tổ quốc "từ sớm, từ xa". Bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa“ thực chất là tiến công nhằm dập tắt những mưu toan gây chiến tranh xâm lược Việt Nam từ xa, từ bên nước đối phương, từ nơi xuất phát âm mưu đó.

Như vậy, trong tình hình mới vấn đề làm thế nào để thực hiện được tư tưởng chỉ đạo “giữ nước từ khi nước chưa nguy”; có kế sách ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ chiến tranh "từ sớm, từ xa" đã trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

Vấn đề đó đặt ra cho công tác đối ngoại phải vươn lên đủ sức đáp ứng yêu cầu, đồng thời quy định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong bối cảnh lịch sử mới theo tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc của Đảng nhằm góp phần phục vụ những yêu cầu, đòi hỏi về "ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ chiến tranh", thực hiện bảo vệ Tổ quốc "từ sớm, từ xa".

 

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb CTQG, H. 2005, tr. 326.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H, 2016, tr.79

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H. 2016, tr. 33.

[4] Phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám khóa XI ngày 09/10/2013, Báo Quân đội nhân dân, số ra ngày 10/10/2013, tr. 4.

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H 2016, tr. 34-35.

[6] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, H, 2016, tr.79.

Bá Tuyên

Hay!!
Việt Nam thịnh vượng
Họ tên:
Email:
Bình luận:
Bình luận
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tin đọc nhiều
Cơ đồ, tầm nhìn đất nước đến giữa thế kỷ XXI
12:05 AM - 13/11/2020
Cơ đồ và tầm nhìn của đất nước quan hệ biện chứng với nhau. Xác định đúng cơ đồ mới xác định được tầm nhìn đúng. Thực hiện được tầm nhìn sẽ củng cố được cơ đồ. Do vậy, trong Đại hội XIII của Đảng,...
Giữ vững và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân
04:38 PM - 24/11/2020
Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, phạm trù Dân có một ý nghĩa đặc biệt. Những cuộc chiến tranh giành độc lập hay bảo vệ đất nước chỉ khi nào huy động được sức mạnh cả dân tộc mới làm nên chiến thắng....
Ph.Ăngghen với quan điểm về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay
10:48 AM - 27/11/2020
Việc nghiên cứu, vận dụng sáng tạo quan điểm của Ph.Ăngghen về gia đình có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,...
Việt Nam - Cuba, mối quan hệ biểu tượng của thời đại
12:06 AM - 02/12/2020
Việt Nam và Cuba chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao vào ngày 2/12/1960. Mặc dù cách xa nhau nửa vòng trái đất, thế nhưng người dân hai đất nước vẫn luôn giữ mãi trong tim tình đồng chí, tình...
Tái thiết cuộc sống cho người dân vùng lũ miền Trung
12:06 AM - 06/12/2020
Tái thiết cuộc sống cho người dân vùng lũ miền Trung quả thật vô cùng khó khăn bởi những đợt mưa lũ trút xuống vùng đất “chảo lửa, túi mưa” kéo dài trong trong hơn 1 tháng qua đã gây hậu quả hết sức...
Giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
10:06 AM - 09/12/2020
Xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử hết sức đặc biệt, văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam có những giá trị, phẩm chất độc đáo. Ðó là tinh thần nồng nàn yêu nước và nhân văn; đó...
Động lực phát triển đất nước trong Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XIII của Đảng
01:22 PM - 14/12/2020
Việc đặt ra mục tiêu phát triển trong Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng (sau đây gọi tắt là Dự thảo Báo cáo Chính trị) là một điểm mới, là một việc làm hết sức cần thiết và...
Bản lĩnh chính trị của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh mới
11:04 PM - 20/12/2020
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn đề cao vai trò và xác định đoàn viên, thanh niên là “đội dự bị tin cậy của Ðảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Ðảng, kế tục sự nghiệp cách...
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay
12:02 AM - 26/12/2020
(VNTV). Bài học đại đoàn kết toàn dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng trở nên sống động và mang tính thời sự, mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh đất nước đang trên đường phát triển mạnh mẽ...
Tư tưởng "Thà ít mà tốt" của V.I.Lênin với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay
11:36 PM - 01/01/2021
Sau khi thiết lập chính quyền Xô Viết, một trong những vấn đề được V.I.Lênin quan tâm hàng đầu đó là không ngừng xây dựng, củng cố, cải cách, đổi mới bộ máy nhà nước. Chính vì lẽ đó, ngay trong lúc...
Góc nhìn đa diện
Đòi “Quyền dân tộc tự quyết” hay phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc?
12:44, 09/04/2021
Quyền tự quyết dân tộc đã được V.I. Lênin đề cập đến trong Cương lĩnh dân tộc (năm 1905). Hiện nay, các thế lực thù địch đang lợi dụng cái gọi là “quyền dân tộc tự quyết” để kích động chủ nghĩa ly...
Mưu đồ xét lại chủ nghĩa Mác-Lênin, lịch sử và hiện tại !
(12:02, 04/04/2021)
Đóng góp của chủ nghĩa xã hội hiện thực - sự thật hiển nhiên không thể phủ nhận
(06:03, 29/03/2021)
Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong việc huy động thanh niên bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
(09:24, 25/03/2021)
Thanh niên với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng
(06:20, 22/03/2021)
Niềm tin xã hội trong thời đại Internet
(12:08, 18/03/2021)
Bảo vệ không gian mạng góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo
(11:08, 13/03/2021)
Cảnh giác với thông tin xấu độc về dân chủ
(12:06, 09/03/2021)
Sự lồi lõm đáng sợ trong “Thế giới phẳng”
(08:56, 04/03/2021)
Thái độ trước những sai lầm, khuyết điểm
(04:26, 28/02/2021)

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
  • Thông tin liên hệ
    bbtvntv@gmail.com

  • Copyright 2020 by VNTV
    vietnamthinhvuong.com
    thinhvuongvietnam.com

Thông báo