• Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Kho tàng tri thức
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
TIN MỚI
Tìm kiếm
Góc nhìn đa diện

Đâu là bản chất thực sự của nền dân chủ?

04:17 PM - 12/01/2021 840

(VNTV). Trong thời gian gần đây, từ những diễn biến bất thường của sự kiện bầu cử Tổng thống Mỹ, thế giới đã có dịp nhìn nhận rõ hơn về một mô hình được coi là tối cao của dân chủ, biểu hiện của một nền dân chủ được coi là hoàn thiện.

Cứ nghĩ rằng, cho đến nay, dân chủ là vấn đề đã được bàn luận rộng rãi, lâu dài và đầy đủ! Tuy nhiên, diễn tiến của lịch sử lại xác nhận rằng, điều đó là chưa đủ, cần phải nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn nữa. Những mô hình được coi là tối cao của dân chủ, biểu hiện của một nền dân chủ được coi là hoàn thiện cũng cần phải tiếp tục nhận thức lại. Vì thế, cho đến nay, nhân loại vẫn đang tìm kiếm và xác lập những giá trị mới cho dân chủ. Nhưng muốn xác lập được một nền dân chủ, một chế độ dân chủ thực sự, cần phải hiểu được những nguyên tắc của nó.

Nhân dịp khánh thành nghĩa trang quốc gia Gettysburg, tổng thống thứ 16 của nước Mỹ Abraham Lincoln, bằng những lời hào hùng kết thúc bản tuyên ngôn của mình, đã cho chúng ta một cách tiếp cận về dân chủ có lẽ là hay nhất trong lịch sử nước Mỹ, ông nói: “chính quyền của dân, do dân và vì dân”.

Quan điểm của Abraham Lincoln được nhiều người cho rằng có thể áp dụng cho tất cả các quốc gia mong muốn lập nên một xã hội dân chủ. Đa số người Mỹ cũng tin rằng những nguyên tắc cơ bản của chế độ cai trị của họ là trực tiếp xuất phát từ những khái niệm được minh định bởi những người phác thảo Hiến pháp năm 1787 - một trong những bản Hiến pháp kinh điển của thế giới. Bởi lẽ, kể từ khi được soạn vào năm 1787 (được phê chuẩn vào năm 1788 và chính thức có hiệu lực từ năm 1789), cho tới nay, bản Hiến pháp này mới được tu chính 27 lần (trong đó có 10 lần tu chính án đầu tiên về các quyền tự do cơ bản của công dân Hoa Kỳ được đề xuất vào ngày 25/9/1789).

Nguyên bản Hiến pháp Hoa Kỳ

Hiến pháp Hoa Kỳ thực hiện chức năng cơ bản là đặt ra giới hạn quyền lực nhà nước cho các thiết chế hiến định (Quốc hội, Tổng thống và Tòa tối cao), cơ chế phân quyền giữa các thiết chế này, đồng thời ghi nhận những quyền con người, quyền công dân cơ bản ở Hoa Kỳ. Hiến pháp cũng đưa ra những giới hạn mà nhà nước có thể thực thi quyền lực trong khi vẫn tôn trọng, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân cơ bản.

Những điều Abraham Lincoln đã nói là đúng, và những gì mà các chính quyền ở Mỹ đã làm phần nào cho thấy điều đó. Mặc dù đã trải qua chặng đường hơn 230 năm, với những bước ngoặt của lịch sử như: cuộc nội chiến 1861-1865; chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918); cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 dẫn tới việc chuyển đổi từ mô hình nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh chuyển sang nền kinh tế thị trường hỗn hợp có sự can thiệp trực tiếp, nhiều mặt của nhà nước; chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) và nhiều sự kiện quan trọng khác, cũng có một số lần bản Hiến pháp Hoa Kỳ buộc phải có sự tu chính.

Tuy nhiên, có thể nói, số lần và lượng nội dung bị sửa đổi là khá khiêm tốn. Điều này bảo đảm cho tính ổn định của Hiến pháp. Hiến pháp Hoa Kỳ có lẽ là một trong những bản Hiến pháp hiện đại ít bị sửa đổi một cách căn bản nhất. Tuy nhiên, có thể như vậy là chưa đủ! Những vấn đề lý luận và thực tiễn vận hành của nền dân chủ ấy vẫn có những yếu tố cần phải bổ sung, thậm chí là nhận thức lại. Điều đó là do dân chủ - bản thân nó là một phạm trù có tính lịch sử; hơn nữa, thực tiễn luôn biến đổi nên không bao giờ có một giá trị vĩnh hằng, càng không có chân lý áp dụng cho mọi quốc gia. Và theo đó, không có quốc gia nào có quyền xác lập giá trị vĩnh hằng cho nhân loại.

Cảnh sát ngăn cản những người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump khi họ tụ tập bên ngoài phòng họp Quốc hội. Đám đông hỗn loạn này đã làm gián đoạn cuộc họp kiểm phiếu, xác nhận người chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2020. Ảnh: AFP.

Có thể nói, lịch sử bắt đầu từ đâu thì tư duy bắt đầu từ đó, nên các giá trị của dân chủ phải được hình thành từ thực tiễn lịch sử. Tuy nhiên, những nguyên tắc căn bản của một chế độ dân chủ sẽ góp phần xác lập được bản chất của nó. Những nguyên tắc căn bản cho một chế độ dân chủ phải là:

Thứ nhất, chính quyền cai trị phải theo Hiến pháp vàkhông thể được thay đổi theo ý kiến nhất thời của nhóm đa số.

Thứ hai, bầu cử dân chủ. Chính quyền cai trị phải được dân chúng tự do bầu lên theo một thể thức được coi là công bằng và rộng mở cho tất cả mọi người. Bầu cử dân chủ bảo đảm cho mọi người có đủ điều kiện đều có quyền bỏ phiếu, mỗi người phải được bảo vệ để không bị ảnh hưởng quá mức khi bỏ phiếu, và thể thức đếm phiếu phải công khai và trung thực với một quy trình chặt chẽ. Khi kết quả bầu cử được công bố thì mọi người đều phải tôn trọng kết quả bầu cử.

Thứ ba, tinh thần chịu trách nhiệm trước dân chúng và yêu cầu phải đáp ứng những nguyện vọng của dân chúng. Chế độ dân chủ không phải là để cai trị hữu hiệu mà là để cai trị có trách nhiệm. Mộtchính phủ dân chủ có thể không hành động nhanh bằng một chính phủ độc tài, nhưng một khi đã làm gì thì chính phủ dân chủ có thể có được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của dân chúng.

Thứ tư, trong một chế độ dân chủ, chính quyền phải minh bạch càng nhiều càng tốt. Điều này có nghĩa là mọi sự suy xét và quyết định của chính quyền phải chịu sự xem xét của dân chúng.

Ngoài những nguyên tắc căn bản nêu trên, ở mỗi nền dân chủ có thể có những đặc trưng khác nhau, tùy vào đặc trưng của chế độ chính trị và kiểu nhà nước. Nhưng khi vi phạm một trong những nguyên tắc căn bản này thì chế độ dân chủ đó cần được nhận thức lại để tiếp tục hoàn thiện.

Ngày 06/01/2021, sau hơn 230 năm, một tổng thống không công nhận kết quả bầu cử dân chủ và nghi ngờ cuộc bầu cử bị “đánh cắp” dù không đưa ra được bằng chứng. Những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump theo lời kêu gọi đã xâm chiếm tòa nhà Quốc hội, trái tim của nền dân chủ của Mỹ, nhằm can thiệp vào sự kiện công nhận phiếu bầu của Tổng Thống lần thứ 46. Khi người ủng hộ D.Trump phá rào tràn vào đập phá tòa nhà Quốc hội, phá tan sự tôn nghiêm của nền móng dân chủ của nước Mỹ, ngăn chặn tiến trình dân chủ của nước Mỹ, họ đã làm chậm lại tiến trình xác nhận Tân Tổng Thống Joe Biden nhiều giờ. Bang Georgia của Đảng Cộng hòa cầm quyền, đếm phiếu ba lần không thay đổi kết quả, bị hăm dọa trực tiếp qua cú điện thoại của Tổng thống D.Trump, để tìm phiếu lật ngược. Sau đó áp lực lên quốc hội Mỹ bỏ phiếu bầu phổ thông, đòi hỏi phó Tổng Thống Mike Pence phản lại Hiến Pháp.

Đến nay, nhiều quan chức đang làm việc cho Tổng thống D.Trump, ̣đồng loạt từ chức. Các quan chức của Đảng Cộng hòa trước đây ủng hộ D.Trump, hầu hết đều thay đổi tư thế của họ, các tướng lĩnh, đều lên án D.Trump, và rất nhiều kêu gọi bắt buộc D.Trump phải từ chức ngay lập tức. Các hãng Facebook, Tweeter, Twitch, cũng không cho D.Trump sử dụng tài khoản của mình để kích động thêm.

Tất cả những điều đó đang cho cả thế giới thấy một sự thật khá trần trụi rằng: Nền dân chủ Mỹ đã bộc lộ những khiếm khuyết nghiêm trọng của nó.

Quang Đặng

Hay!!
Việt Nam thịnh vượng
Họ tên:
Email:
Bình luận:
Bình luận
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tin đọc nhiều
Phản bác luận điệu “Không thể có dân chủ trong chế độ một Đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam”
11:17 PM - 06/10/2020
Cả phương diện lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng dân chủ không phụ thuộc vào chế độ một đảng hay đa đảng mà phụ thuộc vào bản chất của đảng cầm quyền.
Liệu pháp nào chữa trị căn bệnh thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm?
11:47 PM - 10/10/2020
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, “lá lành đùm lá rách” “tương thân, tương ái”, “thương người như thể thương thân”,… Hiện nay, những truyền thống ấy tiếp tục được kế thừa và phát huy trong bối...
Cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 và vấn đề an ninh chính trị hiện nay
04:59 PM - 14/10/2020
Covid-19 và phòng chống Covid-19 còn có thể được xem là một phép thử quan trọng đối với an ninh chính trị, một khía cạnh của lĩnh vực chính trị với nội hàm chủ yếu là bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của...
Bảo vệ chính trị nội bộ trước thềm Đại hội XIII của Đảng
11:51 PM - 19/10/2020
Nhiệm vụ trọng tâm của công tác bảo vệ chính trị nội bộ hiện nay là bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng; bảo vệ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; bảo vệ Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ cán bộ, đảng...
Thực hiện thể chế nhất nguyên chính trị trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
12:01 AM - 24/10/2020
Cả về phương diện lý luận và thực tiễn cho phép chúng ta khẳng định việc thực hiện chế độ chính trị nhất nguyên trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn...
Cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tình hình mưa lũ miền Trung để chống phá Đảng, Nhà nước
12:02 AM - 29/10/2020
Trong những ngày qua, tình hình mưa lũ ở miền Trung đã gây ra hậu quả nặng nề cho các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế… khiến cho nhiều người chết và mất tích, nhiều tài sản của...
Tinh thần nhân văn Việt Nam trong phòng chống, khắc phục hậu quả của thiên tai, địch hoạ
11:57 PM - 02/11/2020
Trước diễn biến phức tạp của thiên tai, bão chồng bão, lũ chồng lũ đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh miền Trung, tinh thần nhân văn của con người Việt Nam không ngừng được lan toả...
Phát huy di sản của C.Mác trong thời đại ngày nay
11:06 AM - 07/11/2020
Di sản của C.Mác đã, đang và sẽ là tư tưởng chủ đạo của thời đại ngày nay. Càng tìm hiểu chủ nghĩa Mác, chúng ta càng yêu chủ nghĩa xã hội, thêm kính trọng công lao, bảo vệ và phát huy di sản của...
Đừng nhận thức mơ hồ về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
12:06 AM - 11/11/2020
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trường lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Chủ trương này là kết quả của quá trình tổng kết thực tiễn, đổi mới tư duy nhằm tiếp...
Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong ứng phó với bão, lũ miền Trung là không thể phủ nhận!
11:24 PM - 15/11/2020
Trong đợt bão, lũ tại các tỉnh miền Trung hiện nay, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thể hiện đậm nét thông qua nhiều việc làm ý nghĩa, thiết thực hướng về đồng bào vùng bão, lũ. Do đó, mặc...
Góc nhìn đa diện
Sự lồi lõm đáng sợ trong “Thế giới phẳng”
08:56, 04/03/2021
Từ nhiều năm nay, không ít người quen nhìn nhận hành tinh của hơn 7 tỷ người đang chung sống là một “thế giới phẳng”. Điều đó không sai, nhất là trên bình diện thông tin, công nghệ, chuỗi sản xuất -...
Thái độ trước những sai lầm, khuyết điểm
(04:26, 28/02/2021)
Tư tưởng giải phóng con người trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
(03:35, 23/02/2021)
Không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
(11:02, 17/02/2021)
Thanh niên với việc đấu tranh, phản bác thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.
(11:11, 12/02/2021)
Đại hội XIII: Tầm nhìn, tư duy chiến lược và quan điểm mới (Tiếp theo và hết)
(11:17, 07/02/2021)
Đại hội XIII: Tầm nhìn, tư duy chiến lược và quan điểm mới (Kỳ 1)
(09:57, 03/02/2021)
Dựa vào Nhân dân để xây dựng Đảng
(11:10, 31/01/2021)
Chào mừng Đại hội XIII của Đảng, đón Xuân Tân Sửu, cầu Quốc thái Dân an
(08:08, 26/01/2021)
Khát vọng phát triển đất nước trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII
(09:59, 23/01/2021)

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Kho tàng tri thức
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
  • Thông tin liên hệ
    bbtvntv@gmail.com

  • Copyright 2020 by VNTV
    vietnamthinhvuong.com
    thinhvuongvietnam.com

Thông báo