• Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Kho tàng tri thức
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
TIN MỚI
Tìm kiếm
Vì Việt Nam cường thịnh

Giải pháp để thị trường chứng khoán "vượt qua sóng gió, tiếp tục ra khơi"

11:54 PM - 20/07/2020 49

(TVVN) Ngày 20/7/2000, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chính thức ra đời. Trải qua 20 năm phát triển và trưởng thành, cho dù đối mặt muôn vàn khó khăn thách thức, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Trong hơn 10 năm gần đây, tổng số vốn đã huy động được qua thị trường chứng khoán chiếm 14% tổng vốn đầu tư xã hội, sẻ chia gánh nặng của nhiệm vụ huy động vốn cùng hệ thống ngân hàng, tín dụng, góp phần giúp nền kinh tế duy trì tốc độ huy động vốn và tăng trưởng kinh tế. Thời gian tới, TTCK cần tiếp tục được hoàn thiện để có thể “vượt qua sóng gió, tiếp tục ra khơi”.

Hai thập kỷ vươn mình của thị trường chứng khoán Việt Nam

Hai mươi năm qua đã minh chứng một quá trình nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để phát triển, vươn lên mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đặc biệt, trong 10 năm gần đây, tổng số vốn huy động qua thị trường chứng khoán Việt Nam đạt trên 2,4 triệu tỷ đồng, tương đương 14% tổng mức đầu tư toàn xã hội, đóng góp quan trọng chia sẻ nhiệm vụ huy động vốn cùng hệ thống tín dụng ngân hàng, giúp nền kinh tế duy trì tốc độ tăng tổng mức vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là “bệ phóng” cho nhiều doanh nghiệp (DN) trong huy động nguồn lực để phát triển vượt bậc cả về quy mô và chất lượng, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế và từng bước mang tầm vóc khu vực, quốc tế.

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới trong trạng thái bình thường mới với những thời cơ thuận lợi nhưng cũng nhiều khó khăn thách thức, nhất là tác động ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 gây nên suy thoái kinh tế toàn cầu nặng nề nhất từ sau đại suy thoái 1929-1933. Trong bối cảnh đó, yêu cầu đặt ra đối với thị trường chứng khoán sau 20 năm hoạt động là cần có sự phát triển đột phá cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, chia sẻ nhiệm vụ huy động vốn với hệ thống tín dụng ngân hàng, góp phần phát triển hệ thống DN hiệu quả hơn nữa, bền vững hơn nữa.

Ngành Chứng khoán cần có khát vọng vươn lên mạnh mẽ, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng thành thị trường mới nổi, có chất lượng và năng lực cạnh tranh cao mang tầm vóc khu vực, toàn cầu, qua đó góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại phát triển thịnh vượng trong 15-20 năm tới và tầm nhìn tới năm 2045.

7 nhiệm vụ trọng tâm

Để thực hiện mục tiêu định hướng phát triển nêu trên, tại Lễ kỷ niệm 20 năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các bộ, ngành địa phương tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ giải pháp sau:

Một là, cần có tư duy đột phá và hành động quyết liệt trong việc sớm hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách cho việc phát triển đồng bộ thị trường tài chính-tiền tệ nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Trong đó, ngay trong năm nay, phải ban hành đồng bộ hệ thống nghị định và các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán, Luật DN và Luật Đầu tư; nghiên cứu sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan khác trong thời gian tới…, qua đó tạo dựng được môi trường kinh doanh thuận lợi và cơ hội công bằng, bình đẳng cho DN, nhà đầu tư.

Hai là, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các bộ, ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ để bảo đảm sự phát triển nhịp nhàng, đồng bộ các thị trường, trong đó có thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ và thị trường bảo hiểm; hướng tới cơ cấu các thị trường hoàn chỉnh để phát huy sức mạnh tổng hợp trong huy động các nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Ba là, thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển nhanh quy mô chất lượng của thị trường, trong đó đẩy nhanh cổ phẩn hoá DNNN gắn với niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán, thúc đẩy các DN tư nhân niêm yết trên thị trường, tăng cường công khai, minh bạch, bảo vệ nhà đầu tư áp dụng các chuẩn mực quốc tế về thị trường, dịch vụ tài chính, kế toán kiểm toán và các thông lệ tốt nhất về quản trị DN.

Bốn là, sớm hoàn thiện cơ cấu tổ chức thị trường chứng khoán bảo đảm hạ tầng kỹ thuật cho phát triển thị trường ổn định, an toàn, bền vững, chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, tổ chức hệ thống giao dịch phù hợp, hiệu quả đối với cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm khác, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường, DN và các nhà đầu tư.

Năm là, tăng cường năng lực và tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, giám sát và thực thi pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường. Củng cố, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với các bộ, ngành, cơ quan chức năng; nâng cao năng lực phân tích, dự báo, kịp thời có đối sách, giải pháp phù hợp với những biến động bất thường trên thị trường quốc tế, trong nước; bảo đảm an ninh, an toàn cho DN, nhà đầu tư, thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính, tiền tệ nói chung.

Sáu là, tập trung đổi mới một cách căn bản hệ thống công nghệ thông tin và ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ hiệu quả hệ thống giao dịch, thanh toán, giám sát và nâng cao hiệu quả hoạt động của các dịch vụ tài chính, chứng khoán; sớm nghiên cứu, triển khai thực hiện số hóa tài sản giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Bảy là, chủ động hội nhập với thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán khu vực quốc tế; bảo đảm tiệm cận với các thông lệ và chuẩn mực tốt nhất. Phấn đấu sớm nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi; đưa thị trường chứng khoán Việt Nam thành điểm đến an toàn, tin cậy, hiệu quả của các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà đầu tư lớn trong khu vực, toàn cầu; góp phần từng bước phát triển các trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực, quốc tế ở nước ta.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng rằng, với sức trẻ tuổi 20 với những kinh nghiệm, thành quả quý giá đã tích lũy trong nhiều năm, ngành chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ đi trước đã để lại, có đủ điều kiện và sẵn sàng vượt qua sóng gió để tiếp tục ra khơi, chinh phục biển lớn.

Theo Tạp chí Tài chính

Hay!!
Việt Nam thịnh vượng
Họ tên:
Email:
Bình luận:
Bình luận
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tin đọc nhiều
Đầu tư công – đòn bẩy quan trọng cho sự phục hồi kinh tế trong giai đoạn hiện nay
11:40 PM - 21/08/2020
Trên thế giới, dịch cúm vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt và vẫn đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế toàn cầu, trong khi đó Việt Nam đang đối mặt với làn song thứ 2 của đại...
Bàn về vấn đề lợi dụng “xã hội dân sự” để chuyển hóa nền dân chủ, và hòa bình, ổn định ở Việt Nam hiện nay
09:23 PM - 23/08/2020
(TVVN) Đảm bảo chính trị và xã hội ổn định là điều kiện tiên quyết để đất nước hòa bình và phát triển. Để làm được điều đó, một nhiệm vụ quan trọng là cần nhận diện và đấu tranh với những thủ đoạn lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” phá...
Mốt số nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
10:03 PM - 25/08/2020
Việc Đảng ta xác nhận “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng” trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ để mở ra những cơ hội, trách nhiệm, nghĩa vụ mới để thành phần...
Chính sách kinh tế vượt Covid-19 nên ưu tiên điều gì?
10:57 PM - 27/08/2020
(TVVN) Đại dịch Covid-19 đặt ra nhiều vấn đề cho nền kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam. Trong bối cảnh không chỉ nguồn lực mà cả các hoạt động kinh tế đều bị giới hạn, xác định ưu tiên cho chính sách...
Kinh tế hợp tác xã và một số vấn đề đặt ra: Nhìn từ thực tiễn Tây Nam Bộ
07:18 PM - 30/08/2020
Đảng và Nhà nước luôn coi trọng phát triển kinh tế hợp tác xã. Bản thân kinh tế hợp tác xã trong thời gian vừa qua cũng đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước, đặc biệt ở khu vực...
Khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng
10:10 PM - 31/08/2020
Khu vực kinh tế trong nước vẫn tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động xuất nhập khẩu khi kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu 8 tháng đều tăng so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu đạt 60,80 tỷ USD, tăng cao...
“Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”
11:20 PM - 31/08/2020
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 (1945 - 2020) và chuẩn bị tiến hành đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương tiến tới Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước...
Đổi mới, hội nhập và phát triển trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
10:57 PM - 04/09/2020
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945-2020) và chuẩn bị tiến hành đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương tiến tới Đại hội XIII của Đảng, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch...
Xây dựng nền kinh tế tự chủ dựa vào thị trường nội địa
11:57 PM - 08/09/2020
Chú trọng và đẩy mạnh việc xây dựng một nền kinh tế tự chủ, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và chuỗi cung ứng ngoài nước là các nội dung Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh khi kết...
Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng để phát triển nhanh và bền vững đất nước
08:57 AM - 09/09/2020
Nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9 và chuẩn bị tiến hành đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương, tiến tới Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, có...
Góc nhìn đa diện
 Chủ nghĩa tư bản hiện đại - thay đổi bản chất hay là sự ngộ nhận?
11:21, 17/01/2021
Hiện nay, chủ nghĩa tư bản có nhiều sự điều chỉnh để phát triển, với những thành tựu đạt được thì một số người cho rằng bản chất của chủ nghĩa tư bản đã thay đổi không còn như trước đây, không còn là...
Đâu là bản chất thực sự của nền dân chủ?
(04:17, 12/01/2021)
Kiểm soát quyền lực, kỷ luật nghiêm minh - liệu pháp làm trong sạch bộ máy
(08:33, 07/01/2021)
Sức mạnh của Niềm tin
(12:03, 02/01/2021)
Bảo đảm Quyền con người - bản chất của Nhà nước Việt Nam
(11:25, 27/12/2020)
Cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc về công tác nhân sự trước thềm Đại hội XIII của Đảng
(12:02, 21/12/2020)
Tư tưởng dân túy, dân tộc chủ nghĩa và thách thức đối với hợp tác an ninh
(12:02, 15/12/2020)
Tư tưởng về toàn cầu hoá của C.Mác và Ph.Ăngghen qua lăng kính của một nhà báo Mỹ
(12:02, 10/12/2020)
Những triết lý “cùn” trong cộng đồng mạng hiện nay
(12:03, 05/12/2020)
Cảnh giác với các thông tin xuyên tạc, bịa đặt trước thềm Đại hội XIII của Đảng
(10:30, 01/12/2020)

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Kho tàng tri thức
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
  • Thông tin liên hệ
    bbtvntv@gmail.com

  • Copyright 2020 by VNTV
    vietnamthinhvuong.com
    thinhvuongvietnam.com

Thông báo