Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản để đưa Nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống, trong đó có đề án: “Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa làng Trường Lưu, giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035”, đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh huyện Can Lộc giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo”; kiện toàn Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Gia đình; thành lập Chi Hội Văn học Nghệ thuật và cho ra mắt tập san Sông Nghèn.
Làng Trường Lưu (xã Kim Song Trường) ngày nay
(Nguồn:thanhnien.vn)
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa, nghệ thuật (VHNT), đội ngũ văn nghệ sĩ được quan tâm. Trong sáng tác VHNT, đã nắm bắt được dòng mạch chính là chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, thấm nhuần tinh thần dân chủ, khoa học, đại chúng, gắn bó với dân tộc, phản ánh chân thật cuộc sống, tham gia đấu tranh lên án cái xấu, góp phần hun đúc, xây dựng những con người mới với những giá trị chân, thiện, mỹ và tích cực tuyên truyền, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Phong trào văn nghệ quần chúng được khuyến khích phát triển, chú trọng khai thác, truyền bá, phát huy các giá trị nghệ thuật dân gian, nhất là dân ca Ví, Giặm... Can Lộc là cái nôi của Hát Ví Phường Vải - cội nguồn của Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, do đó, nhiều câu lạc bộ Dân ca Ví, Giặm, câu lạc bộ thơ... được thành lập và hoạt động sôi nổi. Nhiều hội thi, hội diễn, liên hoan được tổ chức đã thu hút đông đảo mọi đối tượng tham gia, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân.
Tiết mục “Bác về vui với cháu con” của CLB dân ca ví, giặm thị trấn Nghèn tại Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh lần thứ II, toàn huyện Can Lộc năm 2023
(Nguồn:hatinh.gov.vn)
Công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy di sản VHNT được coi trọng. Toàn huyện có 89 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, trong đó có 3 di sản được UNESCO công nhận là di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: Mộc bản Trường Lưu, Hoàng hoa sứ trình đồ, Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong lĩnh vực VHNT vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: một số cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của Nghị quyết, vì vậy trong quá trình triển khai có nơi, có lúc còn mang tính hình thức, thiếu các giải pháp phát triển nên hiệu quả chưa cao; các thành viên Chi hội Văn học nghệ thuật chủ yếu kiêm nhiệm, nên sinh hoạt không ổn định; mức đầu tư ngân sách và công tác xã hội hoá cho VHNT còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho thiết chế văn hóa, nghệ thuật còn thiếu; các câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm hoạt động chưa thường xuyên; việc bảo tồn, phát huy các di sản ngày càng khó khăn do các nhà nghiên cứu, sưu tầm, các nghệ nhân ngày càng cao tuổi...
Để VHNT phát triển hơn nữa, thời gian tới, Đảng bộ huyện Can Lộc cần tiếp tục quán triệt, triển khai có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển VHNT; chú trọng nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ lãnh đạo, quản lý, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trực tiếp chỉ đạo, quản lý lĩnh vực VHNT, đưa nhiệm vụ phát triển VHNT vào kế hoạch công tác hằng năm của cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể.
Xây dựng cơ chế chính sách, tăng cường các nguồn lực đầu tư, giải quyết hợp lý, hài hòa giữa gìn giữ, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Đề án về VHNT. Đặc biệt, chú trọng một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một, các di sản được UNESCO công nhận, tăng cường kết nối các khu di tích, các loại dịch vụ trên địa bàn, như Chùa Hương Tích, Ngã ba Đồng Lộc, Ngã ba Nghèn, Làng văn hóa Trường Lưu...
Toàn cảnh Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc.
(Nguồn: baohatinh.vn)
Đổi mới phương thức hoạt động của Chi hội VHNT, các câu lạc bộ, nhằm tập hợp, tạo điều kiện để văn nghệ sĩ hoạt động tích cực, hiệu quả. Khuyến khích các tầng lớp nhân dân sáng tạo, trao truyền và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung, của Can Lộc nói riêng, chú trọng phát triển năng khiếu và tài năng trẻ.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin có định hướng về các lĩnh vực của đời sống cũng như thường xuyên nắm bắt tình hình, phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện diễn biến tư tưởng phức tạp trong đội ngũ văn nghệ sỹ, nhất là biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Tiếp tục đẩy mạnh việc sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tham gia giải báo chí “Búa liềm vàng”, cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch...
Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các cộng đồng, cơ quan, đơn vị và trong mỗi gia đình; thực hiện tốt các quy định của pháp luật về ngăn chặn, xử lý các hoạt động sáng tác, truyền bá những văn hoá phẩm có nội dung, tư tưởng tiêu cực, thiếu lành mạnh, gây tác động xấu đến đời sống, xã hội.
Thực hiện có hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết về phát triển VHNT; kịp thời khích lệ, biểu dương những mặt tốt, khuyến khích phát triển các tài năng văn hoá, văn học, nghệ thuật; phê bình, chấn chỉnh những mặt còn tồn tại./.
B.N