• Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
TIN MỚI
Tìm kiếm
Kho tàng tri thức

Khẩu trang gắn cảm biến phát hiện lây nhiễm Covid -19

08:28 PM - 23/01/2022 11

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Harvard thiết kế thành công loại khẩu trang có thể giúp chẩn đoán lây nhiễm Covid-19 trong vòng 90 phút.

Mẫu khẩu trang có thể chẩn đoán nhiễm virus Covid-19 trong vòng 90 phút. Ảnh: Felice Frankel và Văn phòng Tin tức MIT.

Những khẩu trang này được tích hợp với các cảm biến nhỏ sử dụng một lần, có thể gắn vào các khẩu trang khác nhau và có thể được điều chỉnh để phát hiện những loại virus khác.

James Collins, GS Khoa học và Kỹ thuật Y tế Termeer tại Viện Khoa học và Kỹ thuật Y tế MIT (IMES), tác giả chính của nghiên cứu cho biết, có thể làm đông khô hàng loạt cảm biến sinh học tổng hợp, cho phép phát hiện axit nucleic của virus hoặc vi khuẩn và các hóa chất độc hại, bao gồm cả chất độc thần kinh. Đây là công nghệ cơ bản để phát triển các cảm biến sinh học mang đeo cho nhân viên cứu hộ khẩn cấp, nhân viên chăm sóc sức khỏe và quân nhân.

Các cảm biến của khẩu trang được thiết kế để có thể kích hoạt khi sẵn sàng thực hiện test, kết quả chỉ được hiển thị phía bên trong mặt nạ, đảm bảo sự riêng tư của người dùng.

Năm 2014, GS Collins chứng minh được, những protein và axit nucleic, cần thiết để tạo ra mạng lưới gene tổng hợp, phản ứng với các phân tử mục tiêu cụ thể có thể được nhúng vào giấy. GS Collins đã sử dụng phương pháp này chế tạo các cảm biến giấy, chẩn đoán lây nhiễm virus Ebola và Zika .

Năm 2017, phối hợp với phòng thí nghiệm Feng Zhang, GS Collins phát triển một hệ thống cảm biến không tế bào (cell-free) khác, được gọi là SHERLOCK, trên cơ sở các enzym CRISPR, cho phép phát hiện những axit nucleic với độ nhạy cao. Cell-free là tế bào đã loại bỏ các thành phần bên trong hoặc chỉ giữ lại các enzym.

Những thành phần mạng cell-free này được đông khô và ổn định trong nhiều tháng cho đến khi bù nước. Khi được kích hoạt bởi nước, mạng gene tương tác với phân tử mục tiêu, các chuỗi RNA hoặc DNA bất kỳ hoặc các loại phân tử khác và tạo ra tín hiệu như sự thay đổi màu sắc.

Để chế tạo những cảm biến có thể mặc, nhóm nghiên cứu nhúng các thành phần tế bào đông khô vào một phần nhỏ của vải tổng hợp, bao quanh một lớp phủ đàn hồi silicone. Sự ngăn cách này không cho mẫu bay hơi hoặc khuếch tán ra khỏi cảm biến. Đồng thời, nhóm nghiên cứu chế tạo một chiếc áo khoác y tế gắn khoảng 30 cảm biến này.

Nhóm nghiên cứu trong thử nghiệm đã xác định được, một giọt chất lỏng nhỏ chứa các phần tử virus, mô phỏng sự tiếp xúc với một bệnh nhân bị nhiễm bệnh, sẽ hydrat hóa các thành phần tế bào đông khô và kích hoạt cảm biến. Những cảm biến có thể được thiết kế để tạo ra các loại tín hiệu khác nhau, như sự thay đổi màu sắc nhìn thấy bằng mắt thường, tín hiệu huỳnh quang hoặc phát quang, đọc được bằng máy quang phổ cầm tay. Nhóm nghiên cứu cũng thiết kế một quang phổ kế đeo, được tích hợp vào vải, có thể đọc kết quả và truyền tín hiệu không dây đến thiết bị di động.

Công nghệ này cung cấp một chu trình phản hồi thông tin, theo dõi sự phơi nhiễm với môi trường làm việc, cảnh báo về địa điểm xảy ra sự phơi nhiễm.

Xét nghiệm này có độ nhạy như xét nghiệm PCR, nhưng nhanh như xét nghiệm kháng nguyên để xác định Covid-19.

Theo Khoa học và Đời sống

Hay!!
Việt Nam thịnh vượng
Họ tên:
Email:
Bình luận:
Bình luận
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tin đọc nhiều
Thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo để đối phó với đại dịch
03:21 PM - 24/12/2021
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng đây là hành động vô cùng ý nghĩa và thiết thực, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo vượt qua tác động ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tiến sĩ Việt 8X đoạt 16 bằng sáng chế Mỹ
03:52 PM - 26/12/2021
TS Trịnh Công là một trong 100 trí thức khoa học Việt trên toàn cầu tham gia Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam. Các nghiên cứu về vật liệu hữu cơ, vật liệu nano của tiến sĩ 8X này đã được cấp bằng...
Sự thất bại của công nghệ toàn cầu năm 2021
03:44 PM - 29/12/2021
Đối với nhiều người, năm 2021 là sự đan xen giữa hy vọng và thách thức, khi văcxin được phổ biến rộng rãi hơn nhưng đại dịch vẫn kéo dài. Trong khi công nghệ tiếp tục giúp chúng ta giải trí và kết nối...
"Mũ cách ly di động" do 3 học sinh người Việt sáng chế có gì đặc biệt?
03:17 PM - 30/12/2021
"Mũ cách ly" di động Vihelm là món phụ kiện bảo hộ đơn giản, dễ sử dụng, đã đạt tiêu chuẩn để lưu hành tại nhiều khu vực trên thế giới như tại Mỹ, EU và Việt Nam.
Những manh mối về người ngoài hành tinh năm 2021 làm bối rối giới khoa học
03:23 PM - 31/12/2021
Năm 2021 mang đến cho những người yêu khoa học viễn tưởng và thợ săn UFO nhiều bằng chứng, nghiên cứu khoa học, và cả những sự thật để tiếp tục tin tưởng về sự tồn tại của người ngoài hành tinh.
10 dấu mốc khoa học quốc tế nổi bật nhất trong năm 2021
03:30 PM - 01/01/2022
Năm 2021, các nhà khoa học đã có nhiều khám phá quan trọng, đồng thời đạt bước tiến mới trong lĩnh vực sinh học, không gian vũ trụ, và thực phẩm nhân tạo.
10 công nghệ hàng đầu trong năm 2021
09:00 AM - 02/01/2022
Đây là những công nghệ hàng đầu đang phát triển trong năm 2021. Tất cả những xu hướng công nghệ này đều có liên quan đến nhau. Nắm bắt kịp thời những xu hướng công nghệ này chắc chắn sẽ mang lại hiệu...
VinFuture - “món quà mang theo hy vọng” từ Việt Nam
10:39 PM - 03/01/2022
“Covid-19 đã dạy con người bài học sống còn về sự chung vai giải quyết những vấn đề của nhân loại. Hơn lúc nào hết, giới khoa học cần nguồn cảm hứng mới để cùng giải quyết các vấn đề cấp bách. Đó là...
10 nghiên cứu đột phá hàng đầu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) năm 2021
10:37 PM - 04/01/2022
Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, cộng đồng khoa học Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vẫn có được những nghiên cứu đột phá năm 2021. 10 trong số những công trình khoa học ấn tượng nhất, đăng...
Nữ tiến sĩ 8X giải mã đột biến gene gây ung thư
10:34 PM - 05/01/2022
Nữ tiến sĩ gốc Hà Giang, chuyên gia di truyền học và sinh học phân tử tại Đại học Cornell, New York (Mỹ) đã tìm ra cơ chế đột biến gene - nguyên nhân gây ung thư. TS Bùi Thanh Duyên. Chị...
Góc nhìn đa diện
Phòng, chống hoạt động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch
10:03, 23/05/2022
Phá hoại tư tưởng là thủ đoạn rất thâm độc, nguy hiểm nhất và xuyên suốt trong âm mưu thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam....
Đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn gây hằn thù dân tộc
(11:48, 19/05/2022)
Không thể phủ nhận khát vọng phát triển của nhân dân Việt Nam
(11:16, 15/05/2022)
Bảo vệ lịch sử Đảng trước những luận điệu xuyên tạc!
(10:13, 09/05/2022)
Đấu tranh với các xu hướng lợi dụng tự do dân chủ để gieo rắc tâm lý bi quan dao động
(11:00, 04/05/2022)
Kỳ cuối: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân
(11:39, 30/04/2022)
Kỳ 2: Nhận diện sự chống phá và luận cứ phản bác
(11:56, 27/04/2022)
Không thế lực nào có thể chia rẽ được mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với Nhân dân
(07:14, 22/04/2022)
Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng
(10:13, 18/04/2022)
Đường lối bảo vệ độc lập dân tộc nhìn từ xung đột Nga - Ukraine
(08:06, 13/04/2022)

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
  • Thông tin liên hệ
    bbtvntv@gmail.com

  • Copyright 2020 by VNTV
    vietnamthinhvuong.com
    thinhvuongvietnam.com

Thông báo