• Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
TIN MỚI
Tìm kiếm
Tin tức Kinh tế Chính trị Xã hội Pháp luật Đời sống Thế giới

Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh: Tạo đà tăng trưởng nhanh và bền vững

11:17 AM - 15/07/2022 11

Trong 6 tháng đầu năm 2022, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng nhanh và tương đối toàn diện. Tuy nhiên, trước tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, dịch Covid-19 còn diễn biến khó lường, thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt hơn để tạo đà cho kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, phấn đấu đạt mức tăng trưởng từ 6% đến 6,5% trong năm 2022.

Vận chuyển hàng hóa tại Cảng Cát Lái (thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: Lê Tuấn

Tín hiệu tích cực, lạc quan

Năm 2022 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thành phố Hồ Chí Minh, là năm kiến tạo nền tảng, chuẩn bị tiền đề cho năm 2023 - năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI. Chính vì vậy, năm 2022, thành phố đã dồn lực để tăng tốc phát triển kinh tế nhằm phấn đấu đạt mục tiêu cả năm đã đề ra. Trên tinh thần đó, các sở, ngành và cộng đồng doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực. Ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hội Cao su - Nhựa thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Công ty TNHH Cao su Đức Minh Sài Gòn cho biết, thời gian qua, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành cao su - nhựa thành phố vẫn tăng trưởng khá, đạt từ 10% đến 20% mỗi năm.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh Lê Thị Huỳnh Mai cho biết, 6 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thành phố đạt 3,82%. Từ mức giảm sâu ở quý III và quý IV của năm 2021, đến quý I và quý II năm 2022, kinh tế thành phố tăng trưởng dương, lần lượt là 1,88% và 5,73%. Tình hình thu ngân sách thành phố đạt 61,74% dự toán (238.648 tỷ đồng), tăng 17,49% so cùng kỳ… Với kết quả này, UBND thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, kinh tế của thành phố phục hồi nhanh hơn so với kỳ vọng, đem lại tín hiệu tích cực, lạc quan cho thời gian còn lại của năm 2022.

Trước bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế thế giới còn nhiều biến động phức tạp, dịch bệnh diễn biến rất khó lường, trong khi kinh tế của thành phố có độ mở lớn, nên nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 hết sức nặng nề. Do đó, cần có giải pháp đột phá để tạo xung lực mới cho kinh tế thành phố.

Cần bảo đảm bền vững

Theo Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh, nếu tình hình thế giới bất ổn kéo dài, các thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp thành phố có biến động, sẽ gây nguy cơ phát triển thiếu bền vững trong tăng trưởng giá trị xuất khẩu thời gian tới. Trước thực tại đó, Sở Công Thương thành phố đề xuất, trong rổ hàng hóa xuất khẩu, cần xác định nhóm sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh để ưu tiên hỗ trợ.

Giám đốc Sở Công Thương thành phố Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết, cơ quan này đang khẩn trương tham mưu UBND thành phố xây dựng và triển khai 3 chiến lược phát triển các ngành trọng điểm (cơ khí - tự động hóa, hóa dược - cao su nhựa, chế biến lương thực - thực phẩm) đến năm 2030. Song song đó, ngành Công Thương thành phố sẽ đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp phát triển xuất khẩu theo phương thức thương mại điện tử; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng phát triển xuất khẩu dịch vụ, hàng hóa vô hình (phần mềm, sản phẩm nội dung số...).

Thành phố cũng xác định trọng tâm là phát triển cung cấp dịch vụ tài chính, đẩy mạnh liên kết vùng để sản xuất hàng hóa theo hướng chuyển dịch đến các công đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị... Thành phố cũng tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nhà đầu tư lớn nhằm sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Trong đó, tập trung phát triển một số sản phẩm có thế mạnh của thành phố thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực.

Để đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6% đến 6,5% trong năm 2022, UBND thành phố Hồ Chí Minh vừa yêu cầu các ngành, các cấp quyết liệt triển khai đồng bộ, hiệu quả 19 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội năm 2022 theo nghị quyết của HĐND thành phố. Đối với 49 chương trình, đề án mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI đã đề ra, UBND thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan “khởi động” ngay từ bây giờ, quyết tâm đến tháng 10-2022, tất cả chương trình, đề án phải được triển khai một cách thực chất, hiệu quả.

Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, nửa đầu năm 2022, kinh tế thành phố tăng trưởng nhanh và khá toàn diện, cơ bản đạt như giai đoạn trước dịch bệnh. Tuy vậy, thành phố không được lơ là, cần quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp để kinh tế thành phố không những tăng trưởng nhanh mà phải bền vững. Đồng thời, các cấp cần tiếp tục tăng cường cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi. Bên cạnh đó, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân 95% trong năm 2022, tạo động lực cho tăng trưởng.

Theo Hanoimoi.com.vn

Hay!!
Việt Nam thịnh vượng
Họ tên:
Email:
Bình luận:
Bình luận
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tin đọc nhiều
Thủ tướng: Xây dựng kịch bản về tăng trưởng, lạm phát để thích ứng
02:32 PM - 06/09/2022
Thủ tướng yêu cầu các địa phương đẩy mạnh chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; cương quyết cắt giảm các dự án dàn trải.
Nhiều doanh nghiệp lớn của Nga quan tâm tới thị trường Việt Nam
02:19 PM - 08/09/2022
Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Nga ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với lĩnh vực hợp tác đa dạng như năng lượng, dầu khí, sản xuất và nông nghiệp.
Nâng hiệu quả trợ giúp doanh nghiệp
09:37 AM - 11/09/2022
hỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thể hiện sức mạnh, hiệu quả điều hành, phục vụ doanh nghiệp trên địa bàn một tỉnh, thành phố. Vì vậy, việc cải thiện, nâng cao PCI qua từng năm từ lâu đã trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cũng như khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Với thành phố Hà Nội, việc nâng cao PCI là mục đích phấn đấu thường xuyên trong chặng đua thúc đẩy tăng trưởng.
Những tỉnh thành nào có nhiều nhà ở xã hội nhất trong thời gian tới?
12:23 PM - 12/09/2022
Đến 2030, sẽ xây ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, tập trung nhiều ở Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, TP Hồ Chí Minh, Long An... theo đề án vừa trình Chính phủ của Bộ Xây dựng.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đồng hành để doanh nghiệp phát triển
12:24 PM - 12/09/2022
Thời gian gần đây, chính quyền các cấp thành phố Hồ Chí Minh liên tục tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để cùng nhận diện khó khăn, tháo gỡ vướng mắc. Tất cả nhằm đồng hành, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển, đóng góp ngày càng nhiều cho thành phố.
Cơ hội mới cho việc thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam-Italy
09:19 AM - 20/09/2022
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong khi Italy là đối tác lớn thứ tư của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).
Truyền thông Thái Lan: Việt Nam là điểm sáng của kinh tế thế giới
09:30 AM - 21/09/2022
Việt Nam được đánh giá là một thị trường mới nổi, nằm trong số các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, đang thu hút các khoản đầu tư đáng kể từ nước ngoài.
Giá trị thương hiệu Việt tăng mạnh trong đại dịch
08:43 AM - 22/09/2022
Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất trong 3 năm đại dịch.
Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng
09:46 AM - 23/09/2022
Thủ tướng chỉ đạo không được hoang mang, dao động không lơ là, chủ quan mất cảnh giác chủ động nắm bắt tình hình, bình tĩnh, tự tin, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành kinh tế.
Thái Lan mong muốn tăng cường quan hệ thương mại với Việt Nam
10:16 AM - 23/09/2022
Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Thái Lan, sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 10 của nước này.
Góc nhìn đa diện
Phản bác luận điệu: “Một đảng cầm quyền, đất nước rơi vào trì trệ”(?!)
11:49, 02/02/2023
Đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã 93 năm, lãnh đạo đất nước vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, trên nhiều diễn đàn, các...
Học thuyết giá trị thặng dư trong thời đại công nghiệp 4.0
(11:50, 29/01/2023)
Không thể chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên
(12:12, 24/01/2023)
Uy tín và vị thế của Việt Nam trong thực hiện quyền con người
(03:16, 18/01/2023)
“Lấy dân làm gốc” trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
(03:52, 11/01/2023)
Nhận thức về các biện pháp hòa bình trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo
(11:24, 07/01/2023)
Đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng hiện nay
(09:40, 02/01/2023)
Chết chóc từ sự bất công
(10:48, 28/12/2022)
Bẻ gãy luận điệu đòi “phi chính trị hoá” Quân đội nhân dân Việt Nam
(08:30, 22/12/2022)
Phản bác quan điểm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội
(03:24, 17/12/2022)

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
  • Thông tin liên hệ
    bbtvntv@gmail.com

  • Copyright 2020 by VNTV
    vietnamthinhvuong.com
    thinhvuongvietnam.com

Thông báo