• Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
TIN MỚI
Tìm kiếm
Tin tức Kinh tế Chính trị Xã hội Pháp luật Đời sống Thế giới

Lạm phát ở Việt Nam thấp hơn nhiều nước trên thế giới?

10:27 AM - 16/07/2022 12

Lạm phát cơ bản của Việt Nam tăng thấp (1,25%), cơ bản do chi phí đẩy chứ không phải do cung tiền. Trong 6 tháng đầu năm nay, yếu tố cung tiền vừa phải (+ 3,51%) và vòng quay tiền tăng chậm (0,4 lần) cũng làm chậm đi đà tăng của lạm phát.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2022 của Việt Nam tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức lạm phát 9,1% của Mỹ; mức 7,7% của Thái Lan; mức 6,1% của Philippines; mức 6,0% của Hàn Quốc...

Lý giải nguyên nhân lạm phát của Việt Nam thấp hơn nhiều nước trên thế giới, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng được tính toán dựa trên giá các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phổ biến của người dân và cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình tương ứng với các nhóm hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng.

lam phat o viet nam thap hon nhieu nuoc tren the gioi hinh anh 1

Lạm phát cơ bản của Việt Nam tăng thấp (1,25%), cơ bản do chi phí đẩy chứ không phải do cung tiền (Ảnh minh họa: KT)

Hiện nay, danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện tiêu dùng của Việt Nam gồm 752 mặt hàng thuộc 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính. Trong 11 nhóm, 7 nhóm có tỷ trọng tiêu dùng chiếm trên 5% trong tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình; tổng của 7 nhóm này chiếm tới 86,05% trong tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng, do vậy, biến động giá của 7 nhóm này tác động trực tiếp khá lớn tới lạm phát, bao gồm: hàng ăn và dịch vụ ăn uống (33,56%); nhà ở và vật liệu xây dựng (18,82%); giao thông (9,67%); thiết bị và đồ dùng gia đình (6,74%); giáo dục (6,17%); may mặc, mũ nón, giày dép (5,7%); thuốc và dịch vụ y tế (5,39%).

Bốn nhóm hàng hóa còn lại chiếm tỷ trọng 13,95%, gồm: đồ uống và thuốc lá (2,73%); bưu chính viễn thông (3,14%); hàng hoá và dịch vụ khác (3,53%); văn hóa, giải trí và du lịch (4,55%).

“Nhìn chung, các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính đều có mối quan hệ chặt chẽ với CPI, tuy nhiên, ở Việt Nam có những điểm khác biệt so với một số nền kinh tế phát triển khác, đặc biệt là Mỹ”, ông Nguyễn Bích Lâm cho hay.

Ông Lâm cho biết thêm, khác với Mỹ và các nước phát triển, trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, biến động giá lương thực, thực phẩm tác động rất lớn tới lạm phát của Việt Nam. Chẳng hạn, đối với Mỹ, chi tiêu cho lương thực và thực phẩm chỉ chiếm 8,3% trong tổng chi cho tiêu dùng của hộ gia đình nhưng ở Việt Nam, tỷ trọng này lên tới 27,68%. Do vậy, khi giá lương thực, thực phẩm tăng 10% sẽ tác động trực tiếp làm CPI tăng tới 2,77 điểm % trong khi ở Mỹ chỉ tăng 0,83%.

Ngược lại, tỷ trọng tiêu dùng nhóm xăng dầu trong chi tiêu của người dân các nước phát triển cao hơn Việt Nam, cụ thể ở Mỹ, một trong những quốc gia sản xuất dầu và các sản phẩm chế biến từ dầu lớn nhất thế giới, khi giá xăng dầu tăng 10% có thể tác động làm CPI tăng khoảng 0,5 điểm %. Trong khi đó, tại Việt Nam, nhóm nhiên liệu gồm xăng, dầu diesel và mỡ nhờn chiếm 3,89%, do đó, khi giá xăng dầu tăng 10% sẽ tác động trực tiếp làm CPI tăng 0,36 điểm %. Như vậy, xăng dầu tăng 10% đã khiến CPI của Mỹ tăng cao hơn Việt Nam 0,14 điểm %, trong khi 6 tháng đầu năm nay, xăng dầu tăng tới hơn 50%.

lam phat o viet nam thap hon nhieu nuoc tren the gioi hinh anh 2

TS. Cấn Văn Lực,  thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia

Còn theo TS. Cấn Văn Lực,  thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, lạm phát tại Việt Nam thấp hơn so với thế giới là do: giá xăng được hỗ trợ bình ổn tương đối nhanh nên giá xăng tại Việt Nam tăng thấp hơn nhiều nước trên thế giới; sự chủ động, đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu (như lương thực, thực phẩm, y tế…); việc điều tiết các mặt hàng do Nhà nước quản lý tương đối tốt (như: giá điện không tăng, viện phí không tăng dồn dập vào một thời điểm…); bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt các công cụ chính sách, phối hợp chính sách, nhất là chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và chính sách giá cả khá nhịp nhàng.

“Lạm phát cơ bản của Việt Nam tăng thấp (1,25%), cơ bản do chi phí đẩy chứ không phải do cung tiền. Trong 6 tháng đầu năm nay, yếu tố cung tiền vừa phải (+ 3,51%) và vòng quay tiền tăng chậm (0,4 lần) cũng làm chậm đi đà tăng của lạm phát”, ông Lực lý giải và cho biết, ở thời kỳ “hoàng kim”, vòng quay tiền của Việt Nam là khoảng 1-1,5 lần, cao hơn rất nhiều so với hiện nay.

“Vòng quay tiền chậm có thể là do giải ngân vốn đầu tư công còn chậm”, TS. Lực nhận định.

Áp lực lạm phát trong những tháng cuối năm vẫn rất lớn

Mặc dù lạm phát nửa đầu năm 2022 ở Việt Nam được kiểm soát tốt và thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, áp lực lạm phát từ giờ tới cuối năm khá lớn. Do giá hàng hoá thế giới vẫn có xu hướng tăng và nguy cơ nhập khẩu lạm phát, nhất là khi Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu.

“Đà phục hồi kinh tế và sự sôi động của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng tạo ra áp lực lạm phát cầu kéo. Tỷ giá chịu áp lực tăng khá rõ (2,5 - 3% năm 2022). CPI tăng khoảng 3,8 - 4,2% (có thể cao hơn nữa) năm 2022 và 4% năm 2023”, TS. Lực nhận định.

Để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra, TS. Nguyễn Bích Lâm cho rằng, Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lý nhằm cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát.

“Trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng, các nước thực hiện lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga làm trầm trọng thêm thiếu hụt nguồn cung. Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp cần đa dạng nguồn cung, đảm bảo nguồn cung của từng nhóm nguyên vật liệu của mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường, một khu vực”, ông Lâm khuyến nghị.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính cũng cần phối hợp chặt chẽ, thực hiện hài hoà chính sách tài khoá và tiền tệ. Chủ động và linh hoạt điều tiết thị trường tiền tệ, lãi suất và tỷ giá trong bối cảnh ngân hàng Trung ương các nền kinh tế lớn, phát triển nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát..../.

Diệp Diệp/VOV.VN

Hay!!
Việt Nam thịnh vượng
Họ tên:
Email:
Bình luận:
Bình luận
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tin đọc nhiều
Thủ tướng: Xây dựng kịch bản về tăng trưởng, lạm phát để thích ứng
02:32 PM - 06/09/2022
Thủ tướng yêu cầu các địa phương đẩy mạnh chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; cương quyết cắt giảm các dự án dàn trải.
Nhiều doanh nghiệp lớn của Nga quan tâm tới thị trường Việt Nam
02:19 PM - 08/09/2022
Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Nga ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với lĩnh vực hợp tác đa dạng như năng lượng, dầu khí, sản xuất và nông nghiệp.
Nâng hiệu quả trợ giúp doanh nghiệp
09:37 AM - 11/09/2022
hỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thể hiện sức mạnh, hiệu quả điều hành, phục vụ doanh nghiệp trên địa bàn một tỉnh, thành phố. Vì vậy, việc cải thiện, nâng cao PCI qua từng năm từ lâu đã trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cũng như khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Với thành phố Hà Nội, việc nâng cao PCI là mục đích phấn đấu thường xuyên trong chặng đua thúc đẩy tăng trưởng.
Những tỉnh thành nào có nhiều nhà ở xã hội nhất trong thời gian tới?
12:23 PM - 12/09/2022
Đến 2030, sẽ xây ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, tập trung nhiều ở Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, TP Hồ Chí Minh, Long An... theo đề án vừa trình Chính phủ của Bộ Xây dựng.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đồng hành để doanh nghiệp phát triển
12:24 PM - 12/09/2022
Thời gian gần đây, chính quyền các cấp thành phố Hồ Chí Minh liên tục tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để cùng nhận diện khó khăn, tháo gỡ vướng mắc. Tất cả nhằm đồng hành, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển, đóng góp ngày càng nhiều cho thành phố.
Cơ hội mới cho việc thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam-Italy
09:19 AM - 20/09/2022
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong khi Italy là đối tác lớn thứ tư của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).
Truyền thông Thái Lan: Việt Nam là điểm sáng của kinh tế thế giới
09:30 AM - 21/09/2022
Việt Nam được đánh giá là một thị trường mới nổi, nằm trong số các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, đang thu hút các khoản đầu tư đáng kể từ nước ngoài.
Giá trị thương hiệu Việt tăng mạnh trong đại dịch
08:43 AM - 22/09/2022
Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất trong 3 năm đại dịch.
Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng
09:46 AM - 23/09/2022
Thủ tướng chỉ đạo không được hoang mang, dao động không lơ là, chủ quan mất cảnh giác chủ động nắm bắt tình hình, bình tĩnh, tự tin, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành kinh tế.
Thái Lan mong muốn tăng cường quan hệ thương mại với Việt Nam
10:16 AM - 23/09/2022
Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Thái Lan, sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 10 của nước này.
Góc nhìn đa diện
Phản bác luận điệu: “Một đảng cầm quyền, đất nước rơi vào trì trệ”(?!)
11:49, 02/02/2023
Đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã 93 năm, lãnh đạo đất nước vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, trên nhiều diễn đàn, các...
Học thuyết giá trị thặng dư trong thời đại công nghiệp 4.0
(11:50, 29/01/2023)
Không thể chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên
(12:12, 24/01/2023)
Uy tín và vị thế của Việt Nam trong thực hiện quyền con người
(03:16, 18/01/2023)
“Lấy dân làm gốc” trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
(03:52, 11/01/2023)
Nhận thức về các biện pháp hòa bình trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo
(11:24, 07/01/2023)
Đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng hiện nay
(09:40, 02/01/2023)
Chết chóc từ sự bất công
(10:48, 28/12/2022)
Bẻ gãy luận điệu đòi “phi chính trị hoá” Quân đội nhân dân Việt Nam
(08:30, 22/12/2022)
Phản bác quan điểm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội
(03:24, 17/12/2022)

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
  • Thông tin liên hệ
    bbtvntv@gmail.com

  • Copyright 2020 by VNTV
    vietnamthinhvuong.com
    thinhvuongvietnam.com

Thông báo