• Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
TIN MỚI
Tìm kiếm
Tin tức Kinh tế Chính trị Xã hội Pháp luật Đời sống Thế giới

Làm thế nào để phân biệt sốt xuất huyết và Covid-19?

10:08 AM - 05/09/2020 119

Sốt xuất huyết và Covid-19 có một số biểu hiện bệnh ban đầu giống nhau. Tuy nhiên, hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh rất khác nhau.

Vừa qua, Việt Nam đã có một số ca tử vong do bệnh sốt xuất huyết, trong đó Hà Nội cũng vừa có 2 trường hợp. Hầu hết, các bệnh nhân này nhập viện khá muộn khi tình trạng đã nặng.

Theo TS.BS Nguyễn Thanh Vân, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu Nghị, sốt xuất huyết và Covid-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do virus và có một số biểu hiện giống nhau. Bệnh sốt xuất huyết và Covid-19 đều do virus gây ra với một số biểu hiện ban đầu giống nhau, có thể gây nhầm lẫn như: sốt, đau đầu, đau mỏi người. Tuy nhiên, cũng theo TS Vân, sốt xuất huyết và Covid-19 là hai bệnh có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền cũng như bệnh cảnh rất khác nhau. Covid-19 lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn, còn sốt xuất huyết lây qua đường máu do muỗi truyền. Ngoài ra sốt xuất huyết điển hình có biểu hiện da xung huyết, mặt, nặng hơn sẽ dẫn đến xuất huyết hoặc sốc do máu bị cô đặc.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Vân, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu Nghị thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Vân, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu Nghị thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Đối với bệnh nhân mắc Covid-19 thì ngoài yếu tố dịch tễ có tiếp xúc với người mắc Covid-19 thì còn có biểu hiện viêm đường hô hấp như ho, khó thở, ngạt mũi,… nặng sẽ có biểu hiện viêm phổi và suy hô hấp.

Còn bệnh sốt xuất huyết, sau thời gian ủ bệnh từ 3-14 ngày, những người bị nhiễm virus Dengue có mức độ biểu hiện khác nhau.

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết Dengue: chủ yếu gặp ở trẻ lớn và người trưởng thành. Đặc trưng là sốt cao đột ngột kèm theo những triệu chứng không đặc hiệu khác, bao gồm đau đầu vùng trán, đau sau hốc mắt, đau mỏi thân mình, buồn nôn, nôn, đau khớp, yếu người, và ban xuất huyết. Bệnh nhân cũng có thể biếng ăn, nhạt miệng, đau họng nhẹ. Giai đoạn biểu hiện bệnh thường kéo dài từ 2-7 ngày. Đa số các trường hợp này bệnh nhân sẽ được điều trị ngoại trú. Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo. Báo động bệnh có khả năng cao diễn tiến nặng và bệnh nhân cần điều trị tại bệnh viện. Sốt xuất huyết Dengue nặng: bao gồm thể sốc, thể sốc nặng, thể xuất huyết nặng và thể suy tạng. Tỉ lệ bệnh nhân ở mức độ này thấp và bệnh nhân phải điều trị tích cực trong bệnh viện.

BS Vân cho biết, hiện chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết Dengue, điều trị bằng thuốc chỉ là điều trị hỗ trợ tức là làm giảm triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, đau nhức; giảm biến chứng và nâng đỡ thể trạng cho bệnh nhân.

“Những trường hợp bị sốt sau đó gây chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng, rong kinh hoặc rong huyết ở nữ, nôn ói ra máu, đi đại tiện phân máu hoặc đen sệt như bã cà phê, vật vã, lừ đừ, li bì đặc biệt từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh dù hết sốt hay còn sốt cần tới bệnh viện ngay lập tức vì có thể đây là biến chứng nặng của bệnh sốt xuất huyết Dengue. Hiện chưa có vaccine dự phòng sốt xuất huyết. Bệnh không lây trực tiếp giữa người với người mà lây truyền qua trung gian muỗi nên biện pháp dự phòng hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng và tránh muỗi đốt”- BS Vân khuyến cáo.

Không nên tự ý truyền dịch khi bị sốt

TS.BS Nguyễn Thanh Vân cũng cảnh báo khi sốt mà có 5 dấu hiệu dưới đây thì người dân cần đến ngay bệnh viện:

- Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì

- Nôn tăng

- Tự dưng kêu đau bụng hoặc tăng cảm giác đau

- Tiểu ít, số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn

- Chảy máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, máu cam...

Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ đánh giá thêm các triệu chứng, biến chứng để có phương án xử trí phù hợp. Đặc biệt với người cao tuổi, có bệnh lý nền khi có biểu hiện sốt, thì nên được bác sĩ thăm khám sớm do dễ có những diễn biến bất thường, trở nặng khó kiểm soát.

Tiến sĩ Vân cũng lưu ý, người dân tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch khi bị sốt. Nếu cần thiết phải truyền, bác sĩ sẽ có chỉ định với sự theo dõi sát sao về tốc độ truyền để tránh nguy cơ gây sốc.

Minh Khánh/VOV.VN

Hay!!
Việt Nam thịnh vượng
Họ tên:
Email:
Bình luận:
Bình luận
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tin đọc nhiều
Ngày Quốc tế Hòa bình: Chấm dứt phân biệt chủng tộc
09:31 AM - 21/09/2022
Liên hợp quốc đã chọn chủ đề của Ngày Quốc tế Hòa bình năm nay là “Chấm dứt phân biệt chủng tộc. Kiến tạo hòa bình.”
Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác trong công tác tôn giáo
10:14 AM - 23/09/2022
Việt Nam đặc biệt quan tâm đến kinh nghiệm của Cuba trong quan hệ với Giáo hội Công giáo và Tòa thánh Vatican; cũng như phương hướng hợp tác, trao đổi thông tin trong lĩnh vực tôn giáo thời gian tới.
Cố Thủ tướng Abe Shinzo: Người đóng góp lớn trong quan hệ Việt-Nhật
10:00 AM - 26/09/2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Đảng và Nhà nước Việt Nam dự lễ Quốc tang cố Thủ tướng Abe Shinzo tại Tokyo, Nhật Bản từ 25-28/9/2022.
68 năm Giải phóng Thủ đô: Người kể chuyện Hà Nội qua những bức ảnh
10:19 AM - 08/10/2022
Nghệ sỹ Quang Phùng đã chứng kiến biết bao thăng trầm của Thủ đô, với những bức ảnh được lưu giữ, phần lớn trong số đó ghi lại những khoảnh khắc về Hà Nội, từ thiên nhiên, con người...
Ngày Quốc tế Trẻ em gái: Thúc đẩy quan tâm tới trẻ em gái ở cộng đồng
10:27 AM - 11/10/2022
Ngày Quốc tế Trẻ em gái năm 2022 có chủ đề “Thời đại của chúng ta - quyền của chúng ta, tương lai của chúng ta” nhằm thay đổi nhận thức và thúc đẩy sự quan tâm với trẻ em gái trong cộng đồng.
Góc nhìn đa diện
Phản bác luận điệu: “Một đảng cầm quyền, đất nước rơi vào trì trệ”(?!)
11:49, 02/02/2023
Đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã 93 năm, lãnh đạo đất nước vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, trên nhiều diễn đàn, các...
Học thuyết giá trị thặng dư trong thời đại công nghiệp 4.0
(11:50, 29/01/2023)
Không thể chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên
(12:12, 24/01/2023)
Uy tín và vị thế của Việt Nam trong thực hiện quyền con người
(03:16, 18/01/2023)
“Lấy dân làm gốc” trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
(03:52, 11/01/2023)
Nhận thức về các biện pháp hòa bình trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo
(11:24, 07/01/2023)
Đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng hiện nay
(09:40, 02/01/2023)
Chết chóc từ sự bất công
(10:48, 28/12/2022)
Bẻ gãy luận điệu đòi “phi chính trị hoá” Quân đội nhân dân Việt Nam
(08:30, 22/12/2022)
Phản bác quan điểm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội
(03:24, 17/12/2022)

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
  • Thông tin liên hệ
    bbtvntv@gmail.com

  • Copyright 2020 by VNTV
    vietnamthinhvuong.com
    thinhvuongvietnam.com

Thông báo