• Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
TIN MỚI
Tìm kiếm
Kho tàng tri thức

Lửa Hy Lạp - vũ khí bí mật của đế chế Đông La Mã

04:01 PM - 12/07/2022 24

Lửa Hy Lạp là một trong những phát minh quân sự có ảnh hưởng nhất lịch sử nhưng công thức của nó vẫn còn là bí ẩn cho đến nay.

Mô phỏng hải quân Đông La Mã dùng lửa Hy Lạp thiêu rụi tàu địch. Ảnh: Greek City Times

Mô phỏng hải quân Đông La Mã dùng lửa Hy Lạp thiêu rụi tàu địch. Ảnh: Greek City Times

Đế chế Đông La Mã hay Byzantine đã sử dụng lửa Hy Lạp từ thế kỷ thứ 7 để đẩy lùi các cuộc xâm lược của người Arab trong nhiều năm, đặc biệt là trên biển. Điều làm cho vũ khí hủy diệt này trở nên độc đáo là khả năng tiếp tục cháy, thậm chí là bùng lên mạnh mẽ hơn khi tiếp xúc với nước, do đó nó còn được gọi là "lửa biển", theo All That's Interesting.

Lửa Hy Lạp ra đời như thế nào?

Lửa Hy Lạp được tạo ra vào thế kỷ thứ 7, rất có thể là phát minh của Kallinikos, một kiến trúc sư người Do Thái chạy trốn từ Syria đến kinh đô Constantinople. Đó là thời điểm đế chế Đông La Mã đang bị tấn công bởi các lực lượng Hồi giáo của Muhammad và một số vùng của Syria đã bị đánh chiếm.

Lo ngại quân Hồi giáo tiếp tục chiếm đóng Constantinople, Kallinikos đã thử nghiệm nhiều loại vật liệu khác nhau cho đến khi ông phát hiện một hỗn hợp chất lỏng giúp tạo ra ngọn lửa tàn khốc.

Kallinikos đã gửi công thức cho hoàng đế Đông La Mã và các nhà chức trách đã phát triển một loại vũ khí hoạt động giống như ống tiêm, đẩy hỗn hợp gây cháy về phía tàu địch.

Vũ khí phun lửa Hy Lạp hoạt động giống như ống tiêm. Ảnh: Wikipedia

Vũ khí phun lửa Hy Lạp hoạt động giống như ống tiêm. Ảnh: Wikipedia

Hỏa lực hủy diệt

Lửa Hy Lạp không chỉ hiệu quả mà còn cực kỳ đáng sợ. Bên cạnh khả năng tiếp tục cháy trong nước, nó còn tạo ra một tiếng gầm lớn và nhả nhiều khói, gợi liên tưởng đến hơi thở của một con rồng, khiến kẻ thù "rùng mình kinh hãi", theo World History.

Lửa Hy Lạp cũng có thể bám vào mọi bề mặt. Bất cứ thứ gì trên tàu địch, như giàn buồm, cánh buồm, vỏ tàu và cả con người, sẽ lập tức bốc cháy nếu tiếp xúc với nó. Tệ hơn nữa, không có cách dễ dàng nào để dập lửa. Chất lỏng gây cháy đặc biệt này thậm chí còn lan mạnh hơn khi gặp nước. Lửa Hy Lạp chỉ có thể được dập tắt bằng một hỗn hợp kỳ lạ bao gồm giấm, cát và nước tiểu cũ.

Phát minh của Kallinikos đã phát huy hiệu quả trong việc đẩy lùi hạm đội của kẻ thù và kết thúc Cuộc vây hãm Constantinople của người Arab lần thứ nhất vào năm 678. Nó cũng thành công tương tự trong Cuộc vây hãm Constantinople của người Arab lần hai (717 - 718).

Mô phỏng phiên bản súng phun lửa Hy lạp cầm tay. Ảnh: Wikipedia

Mô phỏng phiên bản súng phun lửa Hy lạp cầm tay. Ảnh: Wikipedia

Cho đến nay, không ai biết chính xác về những thành phần tạo nên lửa Hy Lạp. Công thức của nó là một bí mật quốc gia, chỉ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình Kallinikos và các hoàng đế Đông La Mã.

Có một điều chắc chắn là lửa Hy Lạp rất phức tạp. Ngay cả kẻ thù đã tiếp xúc trực tiếp với vũ khí hủy diệt này cũng không biết làm cách nào để tái tạo nó.

Một số học giả cho rằng dầu mỏ, vôi sống, lưu huỳnh, kali nitrat và thuốc súng có thể nằm trong các thành phần tạo nên lửa Hy Lạp, nhưng đến nay vẫn chưa có sự tái tạo nào đạt được hiệu quả thực sự, theo Greek Reporter.

Bí ẩn về ngọn lửa Hy Lạp tiếp tục thu hút các nhà sử học và khoa học, những người vẫn cố gắng tìm hiểu công thức của nó. Nhiều khả năng nhà văn và biên kịch người Mỹ George RR Martin cũng đã sử dụng giai thoại về lửa Hy Lạp để làm nguồn cảm hứng cho trận cháy rừng trong tiểu thuyết và chương trình truyền hình nổi tiếng Game of Thrones.

Hiệu quả trong nhiều thế kỷ

Người Đông La Mã tiếp tục sử dụng lửa Hy Lạp trong nhiều thế kỷ và việc sử dụng nó không chỉ giới hạn trong các trận hải chiến. Vũ khí bí mật này còn được sử dụng theo nhiều cách trên đất liền.

Có một phiên bản cầm tay của lửa Hy Lạp được gọi là Cheirosiphon, một thứ vũ khí giống như phiên bản cổ của súng phun lửa. Cheirosiphon lần đầu tiên xuất hiện dưới thời Hoàng đế Leo VI (886 - 912) và được sử dụng để tự vệ cũng như đốt cháy các tháp vây được làm bằng gỗ của quân địch.

Ngoài ra, người Đông La Mã còn lấp đầy các lọ đất sét bằng lửa Hy Lạp để ném chúng vào kẻ thù giống như lựu đạn.

Chông sắt - thiết bị kim loại có gai rải trên mặt đất để cản trở xe ngựa - cũng được quân đội Đông La Mã ngâm trong lửa Hy Lạp để tăng cường khả năng sát thương.

Lựu đạn và chông sắt của người Đông La Mã. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hy Lạp

Lựu đạn và chông sắt của người Đông La Mã. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hy Lạp

Từ thế kỷ thứ 7 cho đến khi Constantinople sụp đổ vào ngày 29/5/1453, lửa Hy Lạp đóng vai trò rất quan trọng trong các cuộc chiến chống quân xâm lược, khiến nó trở thành một trong những phát minh quân sự có ảnh hưởng nhất trong lịch sử.

Theo một số nhà sử học, chính ngọn lửa Hy Lạp đã giúp cho đế chế Đông La Mã đẩy lùi những kẻ thù hùng mạnh như người Arab, Bulga và Nga, qua đó cứu toàn bộ nền văn minh phương Tây.

Nguồn VnExpress

Hay!!
Việt Nam thịnh vượng
Họ tên:
Email:
Bình luận:
Bình luận
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tin đọc nhiều
Ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực lợi thế ở miền núi Bắc Bộ
10:06 PM - 06/09/2022
Các sản phẩm nông lâm nghiệp, cây con chủ lực được định hướng tập trung đầu tư công nghệ để nâng giá trị, phát huy thế mạnh vùng trung du miền núi Bắc Bộ.
164 nhiệm vụ khoa học đã triển khai ở liên vùng miền núi phía Bắc
10:04 PM - 07/09/2022
Các nhiệm vụ khoa học công nghệ được triển khai từ năm 2018-2022 đã góp phần giải bài toán liên vùng trung du và miền núi phía Bắc, hỗ trợ phát triển kinh tế.
Điện thoại đang ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
09:45 PM - 10/09/2022
Chúng ta ngày càng phụ thuộc rất nhiều vào điện thoại, nó có thể giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn nhưng cũng có thể gây hại cho sức khỏe của mọi người.
Thuốc “tái sử dụng” có thể ngăn chặn sự nhân bản SARS-CoV-2 và các loại virus khác
09:55 PM - 12/09/2022
Các nhà khoa học phát hiện được một phân tử thuốc tổng hợp, được sử dụng để chống ung thư, có khả năng chống lại nhiều loại virus thông thường và ngăn chặn sự nhân bản của SARS-CoV-2 các biến thể
Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Yếu tố then chốt thúc đẩy chuyển đổi số
09:53 PM - 14/09/2022
Bảo vệ dữ liệu cá nhân trên môi trường số nói chung và trong các nền tảng tương tác giữa chính quyền với người dân nói riêng là một trong những yếu tố then chốt để tạo dựng niềm tin của người dân về...
Hơn 200 nhà khoa học thảo luận nghiên cứu phát triển con người
10:02 PM - 15/09/2022
Các nhà khoa học thảo luận về các nghiên cứu cơ bản hướng tới phát triển bền vững qua các chủ đề công nghệ gene, trí tuệ nhân tạo.. tại hội nghị tổ chức từ 13 đến 16/9.
Chế tạo thành công pin làm từ vỏ cua
10:12 AM - 16/09/2022
Các nhà khoa học tại Đại học Maryland (Mỹ) vừa chế tạo được một loại pin mới với nguyên liệu chính là vỏ cua. Loại pin này nổi bật với ưu điểm là tính ổn định và dễ phân hủy hơn nhiều so với pin...
Vì sao kết quả nghiên cứu chưa ứng dụng nhiều vào thực tế?
10:19 AM - 17/09/2022
Các nhà khoa học chưa mạnh dạn dấn thân vào con đường thương mại hóa nên kết quả nghiên cứu chưa ứng dụng nhiều vào thực tế, theo GS Châu Văn Minh.
5 ý tưởng sản phẩm đoạt giải AI Awards 2022
10:08 AM - 24/09/2022
Giải bình chọn sản phẩm ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI Awards 2022) đã tìm được chủ nhân top 5 xuất sắc, sáng tạo, có giá trị thiết thực khi ứng dụng.
Hệ thống phát hiện uống thuốc sai đơn thắng giải AI Awards 2022
10:15 AM - 24/09/2022
Nhóm nghiên cứu trường Đại học VinUni ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp nhận diện chính xác các loại thuốc, cảnh báo sớm bệnh lý nguy hiểm, được trao top 5 giải AI Awards 2022.
Góc nhìn đa diện
Phản bác luận điệu: “Một đảng cầm quyền, đất nước rơi vào trì trệ”(?!)
11:49, 02/02/2023
Đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã 93 năm, lãnh đạo đất nước vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, trên nhiều diễn đàn, các...
Học thuyết giá trị thặng dư trong thời đại công nghiệp 4.0
(11:50, 29/01/2023)
Không thể chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên
(12:12, 24/01/2023)
Uy tín và vị thế của Việt Nam trong thực hiện quyền con người
(03:16, 18/01/2023)
“Lấy dân làm gốc” trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
(03:52, 11/01/2023)
Nhận thức về các biện pháp hòa bình trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo
(11:24, 07/01/2023)
Đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng hiện nay
(09:40, 02/01/2023)
Chết chóc từ sự bất công
(10:48, 28/12/2022)
Bẻ gãy luận điệu đòi “phi chính trị hoá” Quân đội nhân dân Việt Nam
(08:30, 22/12/2022)
Phản bác quan điểm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội
(03:24, 17/12/2022)

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
  • Thông tin liên hệ
    bbtvntv@gmail.com

  • Copyright 2020 by VNTV
    vietnamthinhvuong.com
    thinhvuongvietnam.com

Thông báo