• Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
TIN MỚI
Tìm kiếm
Tin tức Kinh tế Chính trị Xã hội Pháp luật Đời sống Thế giới

Mở cửa thị trường: Điểm tựa đưa nông sản Việt Nam vươn xa

12:04 PM - 17/07/2022 10

Những nỗ lực mở cửa thị trường cùng với việc tổ chức sản xuất ngày càng đáp ứng tốt các yêu cầu về an toàn thực phẩm của thị trường nhập khẩu đang là điểm tựa đưa nông sản Việt vươn xa.

Mo cua thi truong: Diem tua dua nong san Viet Nam vuon xa hinh anh 1Chanh leo đã được Trung Quốc cho nhập khẩu thí điểm. (Ảnh: Nguyễn Oanh/TTXVN)

Mới đây, chanh leo đã được Trung Quốc cho nhập khẩu thí điểm. Thời gian ngắn tới dự kiến Trung Quốc sẽ mở cửa cho quả sầu riêng hay Mỹ sẽ mở cửa chính thức cho quả bưởi Việt Nam.

Những nỗ lực mở cửa thị trường cùng với việc tổ chức sản xuất ngày càng đáp ứng tốt các yêu cầu về an toàn thực phẩm của thị trường nhập khẩu đang là điểm tựa đưa nông sản Việt vươn xa cũng như tiến tới mục tiêu xuất khẩu mới với giá trị 55 tỷ USD trong năm nay.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện ngành nông nghiệp đang nỗ lực đàm phán mở cửa thị trường cho các loại nông sản chủ lực như: sầu riêng, khoai lang, ớt, chanh leo, nhãn, bưởi sang các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Australia, New Zealand...

Với thị trường Mỹ, ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, Cục đã phối hợp với các đơn vị liên quan, đại diện Cơ quan kiểm dịch thực vật Mỹ tại Việt Nam (APHIS) tổ chức kiểm tra vùng trồng bưởi và nhà máy chiếu xạ; xây dựng bản đồ chiếu xạ và kế hoạch xuất khẩu để có thể chính thức xuất khẩu quả bưởi tươi của Việt Nam sang Mỹ.

"Đến nay, các khâu kỹ thuật đối với quả bưởi đã hoàn tất. Tháng 7, Mỹ sẽ có đoàn chuyên gia sang Việt Nam để cùng các đơn vị chức năng thống nhất về liều chiếu xạ quả bưởi và sẽ sớm đưa quả bưởi sang thị trường Mỹ," ông Hoàng Trung cho biết.

Nếu quả bưởi được cấp phép xuất khẩu vào Mỹ thì đây sẽ là loại quả thứ 7 của Việt Nam vào thị trường này sau xoài, vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa và thanh long.

Sau quả bưởi, quả dừa sẽ được đưa ra để tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường. Cục Bảo vệ thực vật cũng đang đề nghị phía Mỹ tiến hành đàm phán theo phương thức rút gọn.

Với quả nhãn sang Nhật Bản, theo ông Hoàng Trung, hai bên đang rất nỗ lực để tháng 9/2022 có thể mở cửa được thị trường với loại quả này.

Tháng 6 vừa qua, đoàn chuyên gia Nhật Bản đã sang Việt Nam làm việc và hoàn thành kỹ thuật xử lý lạnh cho quả nhãn để làm căn cứ mở cửa thị trường sang Nhật Bản. Dự kiến đến cuối tháng 7, Nhật Bản sẽ hoàn thiện điều kiện nhập khẩu và sẽ công bố việc chính thức xuất khẩu quả nhãn Việt Nam sang thị trường này.

Bên cạnh những kết quả đạt được đến nay trong mở cửa cho quả nhãn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đàm phán và đạt được thỏa thuận với Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) về các biện pháp để quản lý chặt chẽ quả xoài xuất khẩu sang Nhật Bản, mở cửa lại việc xuất khẩu xoài sang thị trường Nhật Bản; tiến hành cấp mã số vùng trồng xoài và thanh long xuất khẩu đi Nhật Bản.

Mo cua thi truong: Diem tua dua nong san Viet Nam vuon xa hinh anh 2Trái sầu riêng. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Còn với thị trường Trung Quốc, sau khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc kiểm tra trực tuyến các đơn vị liên quan đến xuất khẩu sầu riêng, hai bên cũng đang hoàn thiện các bước cuối cùng để chuẩn bị đưa sầu riêng sang thị trường này theo đường chính ngạch. Tiếp theo sầu riêng, sản phẩm khoai lang đã được đưa ra để đàm phán, tháo gỡ rào cản kỹ thuật, mở cửa thị trường.

Đến nay, các cơ sở đóng gói, mã số vùng trồng, hồ sơ kỹ thuật... với sản phẩm khoai lang đã hoàn thiện theo yêu cầu của phía Trung Quốc. Thời gian tới, hai bên sẽ có các cuộc họp trực tuyến để tiếp tục hoàn thiện việc mở cửa thị trường cho sản phẩm này.

Không chỉ Mỹ, Nhật Bản hay Trung Quốc, ngành nông nghiệp đang nỗ lực đàm phán để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và mở cửa thị trường xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều nông sản vào các thị trường lớn và tiềm năng.

Điển hình như bưởi, vú sữa, chanh leo, nhãn, vải, chôm chôm, tôm sang Hàn Quốc; bưởi, xoài sang Myanmar; chôm chôm, bưởi, chanh leo, na, vú sữa sang Thái Lan; chanh ta, chanh leo, nhãn, vú sữa, bưởi, vải, măng cụt, dưa hấu sang New Zealand hay chanh leo sang Australia...

Theo ông Hoàng Trung, trước khi xuất khẩu quả tươi đi bất cứ nước nào, Việt Nam phải đáp ứng quy định của phía nhập khẩu. Đầu tiên là cơ quan quản lý bảo vệ thực vật cấp quốc gia gửi hồ sơ kỹ thuật liên quan đến mặt hàng xuất khẩu, bao gồm các nhóm thông tin như: sản phẩm, giống, quy trình canh tác, các sinh vật gây hại có thể lây nhiễm, biện pháp bảo vệ thực vật, các hoạt chất sử dụng trong cận thu hoạch, phương pháp bảo quản sau thu hoạch và trước khi xuất khẩu, kiểm dịch thực vật.

Việc mở cửa thị trường không chỉ là nỗ lực của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp cũng từng bước xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng tốt các điều kiện của thị trường nhập khẩu để có thể nắm bắt ngay được cơ hội khi thị trường mở cửa.

Chẳng hạn như Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu đã chủ động xây dựng vùng nguyên liệu, phối hợp nông dân ở Bến Tre và Tây Nguyên hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, áp dụng tiêu chuẩn chất lượng từ lúc có thông tin về việc Mỹ xem xét mở cửa cho trái bưởi, Trung Quốc đánh giá trái sầu riêng Việt Nam. Để khi các thị trường chính thức mở cửa, trái bưởi hay sầu riêng Việt Nam sẽ chính thức lên đường.

Bà Ngô Tường Vy, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho rằng, việc mở cửa thị trường là một trong những công việc ưu tiên hàng đầu để phát triển một ngành hàng, đặc biệt là các thị trường chất lượng cao, có giá trị cao. Việc đầu tư này cần sự vào cuộc đồng bộ từ nông dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước để có vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng phù hợp cho các thị trường.

Tuy nhiên trên thực tế nhiều doanh nghiệp còn chưa chủ động xây dựng vùng nguyên liệu. Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T Group cho biết, một doanh nghiệp không thể tự mình đi tới tất cả các địa phương để làm mã số vùng trồng.

Do đó, các địa phương nên chủ động xây dựng những vùng trồng được cấp mã số để khi những doanh nghiệp có nhu cầu, đăng ký, địa phương cung cấp cho doanh nghiệp. Do đó, việc cấp mã số vùng trồng cần đi trước một bước trước khi mở cửa thị trường.

Mở cửa được thị trường và để giữ được thị trường, ông Hoàng Trung cho rằng, nông dân trồng sản phẩm gì cũng cần phải tìm hiểu kỹ về những kỹ thuật phải đáp ứng trong sản xuất, ghi chép nhật ký hồ sơ, giám sát an toàn thực phẩm khi thu hoạch... theo yêu cầu.

Nông dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cần bảo đảm tính bền vững. Làm không chỉ đảm bảo cho một hay hai chuyến hàng mà các chuyến hàng trong năm nay hay nhiều năm sau đều phải đáp ứng tốt các yêu cầu về an toàn thực phẩm các nước.

Cục Bảo vệ thực vật đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khi kiểm dịch sẽ hỗ trợ doanh nghiệp kiểm tra lại hồ sơ sản phẩm về mã số vùng trồng, bao bì đóng gói... đặc biệt tránh sự mạo danh, mượn mã số khi không được phép. Tránh việc làm không cẩn thận của một vài doanh nghiệp rồi sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác và nông dân, ngành hàng cũng như những nỗ lực mở cửa thị trường./.

Bích Hồng (TTXVN/Vietnam+)

Hay!!
Việt Nam thịnh vượng
Họ tên:
Email:
Bình luận:
Bình luận
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tin đọc nhiều
Thủ tướng: Xây dựng kịch bản về tăng trưởng, lạm phát để thích ứng
02:32 PM - 06/09/2022
Thủ tướng yêu cầu các địa phương đẩy mạnh chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; cương quyết cắt giảm các dự án dàn trải.
Nhiều doanh nghiệp lớn của Nga quan tâm tới thị trường Việt Nam
02:19 PM - 08/09/2022
Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Nga ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, với lĩnh vực hợp tác đa dạng như năng lượng, dầu khí, sản xuất và nông nghiệp.
Nâng hiệu quả trợ giúp doanh nghiệp
09:37 AM - 11/09/2022
hỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thể hiện sức mạnh, hiệu quả điều hành, phục vụ doanh nghiệp trên địa bàn một tỉnh, thành phố. Vì vậy, việc cải thiện, nâng cao PCI qua từng năm từ lâu đã trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cũng như khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Với thành phố Hà Nội, việc nâng cao PCI là mục đích phấn đấu thường xuyên trong chặng đua thúc đẩy tăng trưởng.
Những tỉnh thành nào có nhiều nhà ở xã hội nhất trong thời gian tới?
12:23 PM - 12/09/2022
Đến 2030, sẽ xây ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, tập trung nhiều ở Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, TP Hồ Chí Minh, Long An... theo đề án vừa trình Chính phủ của Bộ Xây dựng.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đồng hành để doanh nghiệp phát triển
12:24 PM - 12/09/2022
Thời gian gần đây, chính quyền các cấp thành phố Hồ Chí Minh liên tục tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để cùng nhận diện khó khăn, tháo gỡ vướng mắc. Tất cả nhằm đồng hành, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển, đóng góp ngày càng nhiều cho thành phố.
Cơ hội mới cho việc thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam-Italy
09:19 AM - 20/09/2022
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong khi Italy là đối tác lớn thứ tư của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).
Truyền thông Thái Lan: Việt Nam là điểm sáng của kinh tế thế giới
09:30 AM - 21/09/2022
Việt Nam được đánh giá là một thị trường mới nổi, nằm trong số các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, đang thu hút các khoản đầu tư đáng kể từ nước ngoài.
Giá trị thương hiệu Việt tăng mạnh trong đại dịch
08:43 AM - 22/09/2022
Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất trong 3 năm đại dịch.
Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng
09:46 AM - 23/09/2022
Thủ tướng chỉ đạo không được hoang mang, dao động không lơ là, chủ quan mất cảnh giác chủ động nắm bắt tình hình, bình tĩnh, tự tin, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành kinh tế.
Thái Lan mong muốn tăng cường quan hệ thương mại với Việt Nam
10:16 AM - 23/09/2022
Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Thái Lan, sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản, và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 10 của nước này.
Góc nhìn đa diện
Phản bác luận điệu: “Một đảng cầm quyền, đất nước rơi vào trì trệ”(?!)
11:49, 02/02/2023
Đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã 93 năm, lãnh đạo đất nước vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, trên nhiều diễn đàn, các...
Học thuyết giá trị thặng dư trong thời đại công nghiệp 4.0
(11:50, 29/01/2023)
Không thể chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên
(12:12, 24/01/2023)
Uy tín và vị thế của Việt Nam trong thực hiện quyền con người
(03:16, 18/01/2023)
“Lấy dân làm gốc” trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
(03:52, 11/01/2023)
Nhận thức về các biện pháp hòa bình trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo
(11:24, 07/01/2023)
Đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng hiện nay
(09:40, 02/01/2023)
Chết chóc từ sự bất công
(10:48, 28/12/2022)
Bẻ gãy luận điệu đòi “phi chính trị hoá” Quân đội nhân dân Việt Nam
(08:30, 22/12/2022)
Phản bác quan điểm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội
(03:24, 17/12/2022)

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
  • Thông tin liên hệ
    bbtvntv@gmail.com

  • Copyright 2020 by VNTV
    vietnamthinhvuong.com
    thinhvuongvietnam.com

Thông báo