• Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
TIN MỚI
Tìm kiếm
Tin tức Kinh tế Chính trị Xã hội Pháp luật Đời sống Thế giới

Mở rộng công nghiệp chế biến nông sản

09:55 AM - 10/02/2022 15

Nhằm giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 tới hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, cũng như tình trạng dư thừa cục bộ vào vụ thu hoạch, thời gian qua, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản hiện đại. Việc mở rộng phát triển công nghiệp chế biến nông sản sẽ góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu của các thị trường trong nước và quốc tế.

Đóng gói sản phẩm giò tại Công ty cổ phần Thực phẩm Hương Sơn (huyện Thanh Trì).

Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (tỉnh Ninh Bình) Đinh Cao Khuê cho biết, để bảo đảm đơn hàng xuất khẩu tới các thị trường “khó tính”, như: Mỹ, Hà Lan, Israel, Đức, Nhật Bản…, công ty liên tục mở rộng vùng nguyên liệu và đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản. Trong năm 2021, công ty đã triển khai xây dựng cụm nhà máy chế biến rau, quả tại tỉnh Tiền Giang. Đây là cụm nhà máy chế biến thứ ba của Đồng Giao, sau các trung tâm chế biến rau, quả tại tỉnh Ninh Bình (công suất 32.000 tấn/năm) và tỉnh Gia Lai (công suất 50.000 tấn/năm).

Còn theo Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Hương Sơn (huyện Thanh Trì) Nguyễn Thị Thu Hương, chế biến là giải pháp tối ưu để khắc phục những hạn chế về thời gian bảo quản sản phẩm và cho hiệu quả kinh tế cao gấp 2-3 lần so với sản phẩm thô. Hiện tại, công ty có hơn 30 sản phẩm chế biến được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, trung bình mỗi ngày cung cấp hơn 1 tấn sản phẩm cho người tiêu dùng Thủ đô.

Về việc đầu tư công nghiệp chế biến nông sản thời gian qua, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản nhận định, năng lực của công nghiệp bảo quản, chế biến nông sản đang dần được nâng cao. Năm 2021, có 6 dự án phát triển công nghiệp chế biến nông sản với tổng mức đầu tư lên tới 5.000 tỷ đồng được khởi công hoặc đi vào hoạt động. Qua đó, tạo bước đột phá về chế biến xuất khẩu, giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Cho rằng công nghiệp chế biến là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn thông tin thêm, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến, kho lạnh, kho bảo quản… góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Hiện tại, Hà Nội có hơn 400 cơ sở sơ chế, chế biến nông sản, trung bình mỗi tháng cung cấp ra thị trường khoảng 1.000 tấn sản phẩm.

Tăng cường liên kết, thu hút đầu tư

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Song, nhiều nhà máy chế biến nông sản hiện đang gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu. Mặt khác, mối liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất còn lỏng lẻo... Do đó, để tập trung vào chế biến sâu, chinh phục các thị trường “khó tính”, các địa phương cần tạo cơ chế, chính sách thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng, mở rộng vùng nguyên liệu; đồng thời ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ở góc nhìn của một doanh nghiệp, Giám đốc Công ty TNHH Tomcare (thành phố Hồ Chí Minh) Nguyễn Thanh Hiền cho biết, nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu tương ớt, công ty đã tập trung đầu tư công nghệ hiện đại, chế biến sâu các mặt hàng này để tạo ra sự khác biệt, đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Trong khi đó, theo Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam Vũ Thị Hậu, muốn đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản, các địa phương cần tăng cường xây dựng chuỗi sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, nâng cao khả năng cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, bảo đảm đủ số lượng, chất lượng... Cùng với đó là tạo cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp có năng lực về nguồn vốn, công nghệ… đầu tư, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của nông sản.

Cũng về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, thành phố Hà Nội đang triển khai cơ cấu lại ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp theo hướng gắn với phát triển vùng nguyên liệu tập trung; cơ cấu lại vật nuôi, cây trồng... Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, có 50% cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm rau, củ, quả, thịt, trứng, sữa… sử dụng trang thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản sản phẩm theo quy trình quản lý chất lượng tiên tiến...

Dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, các địa phương cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao vào lĩnh vực chế biến để nâng dần tỷ trọng nông sản có giá trị gia tăng cao, giảm sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thô. Bộ NN&PTNT sẽ tăng cường phối hợp với các địa phương hỗ trợ đầu tư mới và mở rộng công suất các cơ sở chế biến đối với những ngành hàng có các vùng nguyên liệu đạt chuẩn; xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm; đồng thời tập trung phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã bảo quản, chế biến nông sản…

Theo Hanoimoi.com.vn

Hay!!
Việt Nam thịnh vượng
Họ tên:
Email:
Bình luận:
Bình luận
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tin đọc nhiều
Đầu tư nước ngoài sẽ bứt tốc
10:49 AM - 17/03/2022
Trong 2 tháng đầu năm nay, tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 5 tỷ USD, bằng 91,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, vốn thực hiện giải ngân của dự án đầu tư nước ngoài đạt 2,68 tỷ USD, tăng 7,2%. Đây là kết quả khá khả quan, hứa hẹn những bứt tốc trong bối cảnh có nhiều trầm lắng của hoạt động đầu tư toàn cầu.
Việt Nam tiếp tục là điểm đến an toàn đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:50 AM - 17/03/2022
Việt Nam tiếp tục là điểm đến an toàn đối với nhà đầu tư nước ngoài
Hoạt động thương mại giữa Việt Nam-Malaysia có nhiều tín hiệu tích cực
09:13 AM - 19/03/2022
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực trong năm 2022, trong đó cả Malaysia và Việt Nam đã hoàn tất quá trình phê chuẩn, sẽ góp phần thúc đẩy thương mại giữa hai nước.
Đồng bằng sông Cửu Long: Vận hội mới cho phát triển
01:26 PM - 21/03/2022
Năm 2022 là năm thứ 5 thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17-11-2017 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, với nhiều kết quả tích cực. Phát huy những kết quả đạt được, nắm bắt vận hội mới, Đảng và Chính phủ tiếp tục có những định hướng quan trọng để khu vực này phát triển nhanh và bền vững.
Nền kinh tế toàn cầu đang đứng trước những biến số khó lường
01:27 PM - 21/03/2022
Hầu hết các nhà kinh tế học đều cho rằng triển vọng toàn cầu vào năm 2022 sẽ tệ hơn dự kiến trước đó và mức độ tồi tệ phụ thuộc vào cuộc khủng hoảng Ukraine.
Chính sách thuế - “Liều thuốc” giúp sức khỏe doanh nghiệp phục hồi
10:17 AM - 22/03/2022
Hàng loạt các chính sách thuế được ban hành sẽ như một "liều thuốc" để trợ giúp cho sức khỏe của doanh nghiệp sớm được phục hồi sau dịch bệnh.
Công nghiệp chế biến gỗ sẽ là ngành kinh tế quan trọng vào năm 2030
09:12 AM - 23/03/2022
Theo Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030, mục tiêu đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng, thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế; phấn đấu để Việt Nam nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Phòng Thương mại Israel-Việt Nam - thúc đẩy hợp tác kinh tế hai nước
09:13 AM - 23/03/2022
Phòng Thương mại Israel-Việt Nam vừa được khai trương nhằm hỗ trợ tất cả doanh nghiệp Israel và Việt Nam có thể cùng nhau phát triển, với mục tiêu tăng gấp đôi giá trị thương mại song phương.
Tìm ''điểm nghẽn'', khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp nhà nước
11:08 AM - 24/03/2022
Ngày 24-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp nhà nước về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội". Cùng dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Lê Văn Thành.
Nới "trần" giờ làm thêm: Giải pháp cấp bách, hài hoà lợi ích
11:16 AM - 26/03/2022
Việc nới "trần" thời gian làm thêm sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình sản xuất, đồng thời cũng giúp người lao động tăng thêm thu nhập.
Góc nhìn đa diện
Đấu tranh với cái nhìn sai lệch, phiến diện về bình đẳng giới của Việt Nam
10:59, 14/08/2022
Ngay khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII kết thúc tốt đẹp, các thế lực thù địch, phản động dựa trên tỷ lệ tham gia của phụ nữ ở các cấp lãnh đạo cao nhất đã giảm xuống, trong đó chỉ còn một uỷ...
“Vụ Việt Á” và những kẻ “thọc gậy bánh xe”
(11:40, 09/08/2022)
Tin đồn và sự thật
(05:03, 04/08/2022)
Cần nhìn nhận đúng vị trí, vai trò của trí thức trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
(05:26, 31/07/2022)
Chăm sóc người có công với cách mạng - Bản chất ưu việt của chế độ ta
(08:09, 27/07/2022)
Không được phép xuyên tạc, bịa đặt về nỗi đau, sự hi sinh, mất mát của dân tộc
(11:29, 25/07/2022)
Nâng cao khả năng tự bảo vệ của đội ngũ đảng viên trước những thông tin xấu, độc
(11:45, 20/07/2022)
Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
(11:56, 15/07/2022)
Dân chủ ở cơ sở - bản chất ưu việt của nền dân chủ nước ta
(09:43, 11/07/2022)
Không thể phủ nhận những nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng
(12:16, 04/07/2022)

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
  • Thông tin liên hệ
    bbtvntv@gmail.com

  • Copyright 2020 by VNTV
    vietnamthinhvuong.com
    thinhvuongvietnam.com

Thông báo