Theo đó, tổng biên chế công chức năm 2021 của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, biên chế của các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước và biên chế công chức dự phòng là 249.650 biên chế, giảm so với năm 2020 là 3.867 biên chế.
Số liệu trên không bao gồm biên chế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và cán bộ, công chức cấp xã.
Cũng theo Quyết định 1499/QĐ-TTg, biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước là 247.344 người, gồm: Các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập: 106.836 biên chế.
Một số bộ, ngành có số biên chế trong năm 2021, như: Bộ Tài chính: 66.836 biên chế, Bộ Công Thương: 6.460 biên chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 1.862 biên chế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 5.181 biên chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 6.096 biên chế, Bộ Ngoại giao: 1.204 biên chế...
Các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện: 140.508 biên chế.
Đơn cử như một số địa phương có số biên chế năm 2021, như: TP. Hà Nội: 7.927 biên chế, TP. Hồ Chí Minh: 7.124 biên chế, TP. Hải Phòng: 2.859 biên chế, Nam Định: 2.026 biên chế, Điện Biên: 2.058 biên chế, Quảng Ninh: 2.360 biên chế, Thanh Hóa: 3.692 biên chế...
Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài: 1.068 biên chế. Tổng biên chế của các hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước: 686 biên chế.
Quyết định 1499/QĐ-TTg cũng nêu rõ số biên chế công chức dự phòng: 552 biên chế.
Bên cạnh việc công bố tổng số biên chế, Thủ tướng cũng phân công Bộ Nội vụ có trách nhiệm giao biên chế công chức đối với từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong số biên chế công chức trên...
Dân Trí