Với tinh thần “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong những năm đổi mới đất nước, Việt Nam đã có quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và đạt được những thành quả rất quan trọng, qua uy tín và vị thế của Việt Nam không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế, góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Đến nay, với sự đan xen lợi ích rộng lớn chưa từng có với 27 đối tác chiến lược và toàn diện (trong đó có tất cả các nước P5 như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh) cùng 59 đối tác FTA và trên 70 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đã minh chứng cho điều đó.
Đặc biệt, ngày 12 tháng 02 năm 2020, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Việc Nghị viện châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chặng đường 30 năm phát triển quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Hiệp định EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) được khởi động và kết thúc đàm phán trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam - EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại.
Với Hiệp định EVFTA, Việt Nam là quốc gia đang phát triển đầu tiên ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có quan hệ thương mại tự do với EU. Điều này cho thấy Việt Nam - từ quốc gia đi sau trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã khẳng định vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực.
Vậy mà, một số nhóm các nhà phản động, cơ hội chính trị đội lốt các nhà dân chủ, nhân quyền vàcác đối tượng chống đối ở trong nước liên tục tiến hành các hoạt động chống phá, gửi thư ngỏ cho nghị viện châu Âu, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện châu Âu, cùng các nghị viên châu Âu, thậm chí là sang tận Nghị viện Châu Âu, tiến hành các phiên họp nhằm lợi dụng vấn đề nhân quyền để ngăn cản Liên minh Châu Âu (EU) ký kết Hiệp định này với Việt Nam.
“Diễn đàn Việt Nam 21” (định cư ở Cộng hòa liên bang Đức, chuyên núp bóng nhân quyền, dân chủ có tư tưởng thù địch và chống phá Việt Nam) ra bản tuyên bố về việc Nghị viện châu Âu thông qua Hiệp định thương mại tự do EVFTA với Việt Nam. Nội dung cốt lõi của cái gọi là bản tuyên bố này vẫn là những lời lẽ kích động, phản đối “không ủng hộ việc phê chuẩn EVFTA vì những tiêu chuẩn bảo vệ quyền lao động, nhân quyền và môi sinh”. Đảng Xanh cũng cố gắng đề nghị EU xem xét việc hoãn bỏ phiếu thông qua Hiệp định EVFTA và và IPA. Nhưng đề nghị này đã bị trên 60% nghị sĩ bác bỏ và EVFTA và IPA đã được thông qua với 401 phiếu ủng hộ, 192 phiếu không ủng hộ, 40 phiếu trống.
Luận điệu của chúng cho rằng EVFTA là thỏa thuận thương mại tự do phải thể hiện quan điểm của châu Âu về giá trị nhân quyền, qua đó để giám sát việc thực hiện nhân quyền của các nước khác. Những luận điệu này còn vu khống Việt Nam liên tục trì hoãn việc ký kết thỏa thuận về lao động với Tổ chức Lao động quốc tế. Thậm chí một số tổ chức thường xuyên chống phá nhà nước và nhân dân Việt Nam như Tổ chức phóng viên không biên giới, Tờ Người quan sát châu Âu và Tổ chức theo dõi Nhân quyền tự cho mình có quyền phán quyết các vấn đề nội bộ của nước khác đã có lập luận vu khống cho rằng EVFTA là tư duy của các nhà lãnh đạo châu Âu và Việt Nam giành những lợi ích cho các tập đoàn lớn của hai bên mà phớt lờ quyền lợi của người lao động. Nhưng thực tế cho thấy 94,6% doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính phủ Việt Nam không thể chỉ tập trung vào 6% doanh nghiệp lớn được.
Mới đây Tổ chức theo dõi Nhân quyền một lần nữa đề nghị Hội đồng châu Âu theo dõi chính phủ Việt Nam thực hiện nhân quyền liên quan đến EVFTA. Tổ chức này đã xuyên tạc tình hình nhân quyền của Việt Nam lấy đó làm lý do để phá hoại đường lối hội nhập quốc tế và công cuộc đổi mới của Việt Nam.
Có thể thấy, EVFTA là hiệp định hướng đến việc thực hiện nhân quyền theo nghĩa rộng bao gồm cả 3 nhóm quyền: Nhóm quyền thế hệ thứ nhất: quyền dân sự và chính trị, như quyền được sống, quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng; Nhóm quyền thế hệ thứ hai: quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, như quyền được làm việc, quyền dược hưởng an sinh xã hội, quyền tiếp cận giáo dục, quyền biểu tình, quyền nghỉ ngơi, giải trí; Nhóm quyền thế hệ thứ ba: quyền liên quan đến môi trường, an ninh và phát triển. Những năm qua các tổ chức quốc tế và EU đã thấy rõ những tiến bộ về nhân quyền ở Việt Nam, nên những luận điệu do các tổ chức và cá nhân nêu trên đưa ra là vu khống và thực hiện những âm mưu chính trị. Các tổ chức này còn gán ghép vấn đề nhân quyền trong thực thi EVFTA với việc yêu cầu xóa bỏ điều 87 trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam về quyền tự do lập hội với âm mưu thực hiện tự do hóa chính trị, thực hiện xã hội dân sự, hình thành các tổ chức chính trị xã hội, thể chế đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, hướng đến lật đổ sự lãnh đạo cảu Đảng Cộng sản Việt Nam.
Việc phản đối EVFTA của các cá nhân hay tổ chức chống đối vẫn là trò quen thuộc bấy lâu nay của các thế lực thù địch, của các nhà dân chủ tự xưng mỗi khi Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết các hiệp định lớn với các tổ chức đa phương và các nước. Những luận điệu ấy đã và đang đi ngược lại với xu thế tiến bộ, tích cực của thế giới và tự nó ngày càng trở nên lạc lõng!
Quang Đặng