1. Người lớn tuổi nhất giành giải Nobel là nhà khoa học Mỹ gốc Nga Leonid Hurwicz. Ông thắng giải Nobel Kinh tế năm 2007 lúc đã 90 tuổi. Và chỉ vài tháng sau niềm vui lớn lao ấy, ông qua đời trong tháng 6/2008.
Cũng trong năm 2007, nữ tác gia Anh Doris Lessing trở thành người lớn tuổi nhất giành giải Nobel Văn học. Tên bà được xướng lên khi bà đã 87 tuổi. Nhà văn sau đó gọi giải thưởng này là một "thảm họa" vì nó khiến bà không còn thời gian để viết lách.
2. Nhà khoa học Anh Lawrence Bragg giành giải Nobel Vật lý năm 1915 khi chỉ mới 25 tuổi là người trẻ nhất chiến thắng trong lịch sử trao giải Nobel. Ngoài ra, còn có nhà khoa học Đức Werner Karl Heisenberg thắng giải Nobel Vật lý năm 1932 khi được 31 tuổi. Còn người trẻ nhất đoạt giải Nobel Văn học là nhà văn Anh Rudyard Kipling với giải thưởng năm 1907 khi ông được 42 tuổi.
Ảnh: Shutterstock
3. Tuổi bình quân của tất cả những người đoạt giải Nobel ở mọi lĩnh vực từ năm 1901 đến 2012 là 59 tuổi.
4. Kể từ năm 1901 khi giải Nobel đầu tiên được trao cho đến nay, đã có 44 phụ nữ được vinh danh, bao gồm hai lần của Marie Curie, và số nam giới là 795 người. Người phụ nữ đầu tiên chiến thắng giải Nobel Kinh tế là bà Elinor Ostrom vào năm 2009. Và chỉ có hai phụ nữ giành giải Nobel Vật lý, gần đây nhất là hồi năm 1963, trong khi có đến 191 nam giới ghi tên mình trong lĩnh vực này.
5. Từ năm 1901 đến 2012, có tổng cộng 834 cá nhân và 21 tổ chức nhận giải Nobel, bao gồm một vài người được tôn vinh nhiều hơn một lần.
6. Có sáu cặp cha và con trai thắng giải thưởng danh giá này, trong khi chỉ có một cặp cha và con gái cùng một cặp mẹ và con gái có mặt trong số những người đoạt giải. Ba cặp vợ chồng cũng được vinh danh ở giải Nobel, trong đó có cặp vợ chồng nổi tiếng người Pháp Joliot-Curie.
7. Có sáu người đã từ chối nhận giải. Trong đó có triết gia Pháp Jean-Paul Sartre hồi năm 1964 và nhà chính trị Việt Nam Lê Đức Thọ năm 1973 không nhận giải thưởng Nobel Hòa bình được trao chung với Ngoại trưởng Mỹ khi ấy là Henry Kissinger, đó là giải Nobel duy nhất dành cho người Việt cho đến nay. Trùm phát xít Adolf Hitler đã cấm ba nhà khoa học của Đức là Richard Kuhn (giải Hóa học 1938), Adolf Butenandt (Hóa học 1939) và Gerhard Domagk (Y học 1939) nhận giải, còn chính quyền Liên Xô buộc nhà văn Boris Pasternak từ chối giải Nobel Văn học năm 1958.
8. Có ba người đoạt giải Nobel Hòa bình khi đang ngồi tù là nhà báo Đức Carl von Ossietzky (năm 1935), lãnh đạo đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi (1991) và nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu Ba (2010). 21 năm sau khi được công bố trúng giải, bà Aung San Suu Kyi vào ngày 16/6/2012 đã có dịp đến Oslo (Na Uy) và trao diễn văn nhận giải của mình.
9. Giải Nobel Hòa bình năm 2013 có con số kỷ lục 259 đề cử. Tên của những người được đề cử và nội dung các cuộc thảo luận của ủy ban được giữ kín trong 50 năm.
10. Bất kỳ ai còn sống đều có thể được đề cử giải Nobel. Tuy nhiên, nếu một người chết sau khi được đề cử thì người đó vẫn đủ điều kiện nhận giải.
Bất kỳ ai còn sống đều có thể được đề cử giải Nobel.
11. Những người tự ứng cử giải Nobel sẽ bị loại ngay.
12. Mặt sau của tấm huy chương giải Nobel Vật lý và Hóa học là hình một phụ nữ để ngực trần. Đến nay vẫn chưa có lời giải thích về người phụ nữ bí ẩn này.
13. Ngoài bà Marie Curie ra, còn một người nữa nhận giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau là Linus Pauling. Năm 1954, ông giành giải Nobel hóa học và năm 1962, nhận giải Nobel hòa bình.
14. Tranh cãi lớn nhất thuộc về giải Nobel Y học năm 1926 với "phát minh" đáng ngờ của Johannes Fibiger rằng chuột có thể phát triển ung thư do ăn gián nhiễm giun ký sinh.
15. Giải Nobel Y học năm 1949 của Antonio Egas Moniz cũng gây ra tranh cãi không kém về vấn đề phẫu thuật thùy não.
16. Nhà vật lý Lise Meitner, người đã có những tính toán dẫn đến phát minh về sự phân hạt nhân, được đề cử giải Nobel tới 13 lần, nhưng chưa lần nào được chấp nhận.
17. Người cộng sự của bà Lise Meitner, Otto Hahn, một mình nhận giải Nobel Hóa học về phát minh đó năm 1944; ông ta ở nước Đức Quốc xã trong khi bà Meitner, một phụ nữ Do Thái phải sang Thụy Điển năm 1938.
18. Năm 1992, nguyên tố 109 được gọi là meitnerium để tỏ lòng tôn vinh đối với bà Meitner, người được mệnh danh là "nhà khoa học nữ quan trọng nhất của thế kỷ này".
19. Một người nổi tiếng khác và cũng vô cùng nổi tiếng, nhưng chưa bao giờ nhận giải Nobel là Gandhi. Ông đang được xem xét đề cử giải Nobel Hòa bình thì bị ám sát vào năm 1948.
Mohandas Gandhi (1869-1948) từng là biểu tượng đậm nét cho tinh thần bất bạo động trong thế kỷ 20, nhưng lại chưa hề có một giải Nobel Hòa bình nào.
20. Paul Greengard - một đại diện của thời kỳ Phục hưng hiện đại không chỉ là người giành giải Nobel Y học năm 2000 mà còn là người về nhất trong cuộc thi vác bao khoai tây tại một đại hội hướng đạo sinh ở New York.
Theo Tri thức trẻ