• Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
TIN MỚI
Tìm kiếm
Tin tức Kinh tế Chính trị Xã hội Pháp luật Đời sống Thế giới

Nới lỏng phòng dịch - xu hướng chủ đạo tại châu Âu

09:54 AM - 23/02/2022 21

Ở phạm vi châu Âu, nới lỏng phòng dịch đang là xu hướng chủ đạo, khi các quy định chống dịch căn cứ trên ca nhiễm đã không còn được nhiều nước sử dụng.

Anh dỡ bỏ hoàn toàn các quy định phòng dịch từ 24/2

Anh vừa công bố kế hoạch gần nhất với cuộc sống bình thường trước COVID-19. Mọi biện pháp hạn chế phòng dịch được dỡ bỏ, người dương tính không bắt buộc phải cách ly.

Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Anh Boris Johnson công bố kế hoạch của chính phủ về sống chung với COVID-19, theo đó sẽ dỡ bỏ mọi hạn chế phòng dịch trong nước ngay từ ngày 24/2.

"Từ Thứ Năm tới, ngày 24/2, chúng ta sẽ chấm dứt yêu cách ly bắt buộc đối với những người có kết quả xét nghiệm dương tính. Chúng ta cũng sẽ chấm dứt việc truy vết và không yêu cầu những người tiếp xúc gần với ca mắc COVID-19 phải xét nghiệm hàng ngày trong 7 ngày nếu như họ đã tiêm chủng đầy đủ. Những người tiếp xúc gần cũng không cần phải tự cách ly".

Với việc dỡ bỏ mọi hạn chế phòng dịch, đeo khẩu trang, kể cả trên các phương tiện giao thông công cộng, giờ đây không còn là quy định bắt buộc. Thay vào đó, các doanh nghiệp và cá nhân sẽ tự quyết định cách tiếp cận phòng dịch, đồng nghĩa với việc các rạp hát và cửa hàng vẫn có thể yêu cầu nhân viên và khách hàng đeo khẩu trang. Tuy vậy, Chính phủ Anh vẫn khuyến cáo người dân tiếp tục đeo khẩu trang trong không gian kín và đông người.

Nới lỏng phòng dịch - xu hướng chủ đạo tại châu Âu - Ảnh 1.

Thủ tướng Anh Boris Johnson công bố kế hoạch sống chung với COVID-19

Từ ngày 1/4, Anh cũng hủy bỏ yêu cầu hộ chiếu vaccine. Việc xét nghiệm hai lần một tuần cho nhân viên và học sinh không triệu chứng ở hầu hết các cơ sở giáo dục và chăm sóc trẻ em, cũng như việc xét nghiệm hàng loạt tại trường học sẽ kết thúc từ ngày 1/4.

Thủ tướng Anh Boris Johnson nói thêm: "COVID sẽ không đột nhiên biến mất. Vì vậy, những người chờ đợi cuộc chiến này kết thúc hoàn toàn rồi mới dỡ bỏ các quy định còn lại sẽ hạn chế quyền tự do của người dân Anh trong một thời gian dài sắp tới. Chính phủ Anh không tin rằng điều đó là đúng hoặc cần thiết. Các hạn chế đã gây ra thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, xã hội, sức khỏe tinh thần của chúng ta và cơ hội sống của con cái chúng ta, và chúng ta không cần phải chịu thiệt hại này nữa".

Chính phủ Anh sẽ tiếp tục duy trì chương trình tiêm chủng trong tương lai, đảm bảo nguồn cung vaccine có thể chống lại nhiều biến thể trong một mũi tiêm, hiện đang trong quá trình thử nghiệm. Bắt đầu từ tháng tới, những người từ 75 tuổi trở lên và những người dễ bị tổn thương sẽ được tiêm mũi vaccine thứ tư.

Nới lỏng phòng dịch - xu hướng chủ đạo tại châu Âu - Ảnh 2.

Italy và Tây Ban Nha không còn yêu cầu người dân đeo khẩu trang ngoài trời.

Nhiều nước dỡ bỏ tất cả các hạn chế phòng dịch

Đầu tháng 2 này, Đan Mạch là quốc gia đầu tiên tại châu Âu dỡ bỏ tất cả các hạn chế phòng dịch COVID-19. Sau đó, Thụy Điển, Na Uy cũng có động thái tương tự.

Dù số ca nhiễm vẫn ở mức cao, nhưng vaccine đã giúp giảm số ca nhập viện. Như tại Đan Mạch và Na Uy, số bệnh nhân COVID-19 tại các khoa điều trị tích cực chỉ bằng 23% mức đỉnh vào mùa Đông năm ngoái.

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết: "Tôi đã có 26 cuộc họp báo về dịch bệnh, cuộc họp nào cũng nghiêm trọng và khó khăn. Nhưng hôm nay thì có thể thư giãn và nở nụ cười, chúng ta có thể dỡ bỏ những biện pháp phòng dịch cuối cùng".

Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson: "Với sự hiểu biết ngày càng cao về căn bệnh này, áp lực đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe, tỷ lệ tiêm chủng đã tăng mạnh, điều này cho phép chúng ta chấm dứt giãn cách xã hội".

Nới lỏng phòng dịch - xu hướng chủ đạo tại châu Âu - Ảnh 3.

Thủ tướng Thụy Điển cho rằng, tỷ lệ tiêm chủng đã tăng mạnh, điều này cho phép chúng ta chấm dứt giãn cách xã hội.

Tại châu Âu, Italy và Tây Ban Nha không còn yêu cầu người dân đeo khẩu trang ngoài trời. Thụy Sĩ không còn yêu cầu trình giấy chứng nhận tiêm chủng, khỏi bệnh COVID-19 hoặc kết quả xét nghiệm âm tính đối với du khách nhập cảnh nước này. Áo và Đức sẽ dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế còn lại liên quan đến đại dịch COVID-19 vào tháng 3 tới.

Theo ông Hans Kluge - Giám đốc Khu vực châu Âu của WHO: "Châu Âu đang có một cơ hội hiếm có để kiểm soát sự lây nhiễm COVID-19. Cơ hội đó dựa trên 3 yếu tố gồm mức độ miễn dịch cao do tiêm chủng và lây nhiễm tự nhiên, xu hướng lây lan của virus ít hơn khi thời tiết ấm lên và biến thể Omicron có mức độ nghiêm trọng thấp hơn".

Theo thống kê của Anh, hiện COVID-19 không nguy hiểm hơn đáng kể so với bệnh cúm. Khi bắt đầu đại dịch, COVID-19 gây chết người cao gấp 10 lần so với cúm mùa, nhưng phân tích hiện tại ghi nhận, cả hai căn bệnh gây ra tỷ lệ tử vong tương đương nhau.

Hiện tại thì mối lo vẫn là sự xuất hiện của biến chủng mới. Bên cạnh đó còn là câu chuyện bất bình đẳng vaccine. Hầu hết các nước phát triển đã tiêm chủng được 60-70% dân số, trong khi tỷ lệ này ở các nước có thu nhập thấp chỉ 5,5%. Thế giới chỉ an toàn khi mọi khu vực đều an toàn.

Nguồn VTV

Hay!!
Việt Nam thịnh vượng
Họ tên:
Email:
Bình luận:
Bình luận
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tin đọc nhiều
Nâng cao nhận thức về ASEAN và tăng cường bản sắc ASEAN
10:15 AM - 23/09/2022
Hội nghị chuyên đề “Bản sắc ASEAN và Tăng cường hợp tác ASEAN-Hàn Quốc ”được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Indonesia với sự tham gia của 10 nước ASEAN và Ban Thư ký ASEAN.
Liên minh châu Âu: Tìm cách bảo đảm năng lượng trong mùa đông
09:54 AM - 25/09/2022
Giới chức châu Âu đang phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn là bảo đảm lượng khí đốt dự trữ hiện tại đủ dùng cho cả mùa đông sắp tới. Để giải "bài toán" này, chính phủ các nước châu Âu đã đưa ra những biện pháp khẩn cấp, từ việc bắt buộc hạn chế sử dụng điện đến công bố các gói hỗ trợ doanh nghiệp và hộ gia đình.
Việt Nam kêu gọi chấm dứt xung đột, khôi phục hòa bình tại Ukraine
10:30 AM - 13/10/2022
Việt Nam tiếp tục kêu gọi chấm dứt xung đột, khôi phục hòa bình, bảo vệ an ninh, an toàn của người dân, kiên trì thúc đẩy đối thoại, đàm phán để tìm giải pháp hòa bình lâu dài cho Ukraine.
Khai mạc Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc
04:29 PM - 16/10/2022
Sáng 16/10, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đại hội XX) đã chính thức khai mạc tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh.
Tổng Bí thư của Trung Quốc: Xây dựng đất nước XHCN hiện đại về mọi mặt
04:34 PM - 16/10/2022
Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ lãnh đạo nhân dân các dân tộc cùng nỗ lực thực hiện Mục tiêu "100 năm" thứ hai xây dựng Trung Quốc trở thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại toàn diện về mọi mặt.
Hội nghị Thượng đỉnh Y tế Thế giới 2022: Xây dựng lộ trình cho một tương lai khỏe mạnh và bình đẳng hơn
03:37 PM - 17/10/2022
Ngày 16/10, Hội nghị Thượng đỉnh Y tế Thế giới (WHS) đã được khai mạc tại Berlin, Đức.
Bầu cử Mỹ giữa nhiệm kỳ - thước đo sự ủng hộ các chính sách của chính quyền đương nhiệm
12:34 PM - 06/11/2022
Tổng thống Joe Biden không có tên trong các lá phiếu, nhưng cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ lần này sẽ quyết định ai kiểm soát Quốc hội.
Khởi động Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 tại Campuchia
10:01 AM - 08/11/2022
Sáng 8/11, các quan chức cao cấp ASEAN sẽ bắt đầu nhóm họp để chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị liên quan.
Hội nghị COP27 và nhiệm vụ khẩn cấp chống biến đổi khí hậu
10:03 AM - 08/11/2022
Nhân loại đang đứng trước hai lựa chọn: hợp tác hoặc diệt vong. Đây là phát biểu của Tổng Thư ký LHQ Antonio Gutteres tại ngày họp đầu tiên Hội nghị COP27 vào ngày 7/11.
Đảng Cộng sản Nga tổ chức míttinh kỷ niệm 105 năm Cách mạng Tháng Mười
10:04 AM - 08/11/2022
Cách mạng Tháng Mười là khởi nguồn để Liên Xô và nhiều quốc gia khác thừa nhận các nguyên tắc xã hội mới và tiến lên phía trước, giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại.
Góc nhìn đa diện
Phản bác luận điệu: “Một đảng cầm quyền, đất nước rơi vào trì trệ”(?!)
11:49, 02/02/2023
Đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã 93 năm, lãnh đạo đất nước vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, trên nhiều diễn đàn, các...
Học thuyết giá trị thặng dư trong thời đại công nghiệp 4.0
(11:50, 29/01/2023)
Không thể chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc Tây Nguyên
(12:12, 24/01/2023)
Uy tín và vị thế của Việt Nam trong thực hiện quyền con người
(03:16, 18/01/2023)
“Lấy dân làm gốc” trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
(03:52, 11/01/2023)
Nhận thức về các biện pháp hòa bình trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo
(11:24, 07/01/2023)
Đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng hiện nay
(09:40, 02/01/2023)
Chết chóc từ sự bất công
(10:48, 28/12/2022)
Bẻ gãy luận điệu đòi “phi chính trị hoá” Quân đội nhân dân Việt Nam
(08:30, 22/12/2022)
Phản bác quan điểm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội
(03:24, 17/12/2022)

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
  • Thông tin liên hệ
    bbtvntv@gmail.com

  • Copyright 2020 by VNTV
    vietnamthinhvuong.com
    thinhvuongvietnam.com

Thông báo