• Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
TIN MỚI
Tìm kiếm
Góc nhìn đa diện

Phản bác những luận điểm sai trái về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

10:18 AM - 06/10/2021 676

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam xác định mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị ở trong và ngoài nước thường xuyên đưa ra những luận điểm xuyên tạc, sai trái nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

Các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị xuyên tạc rằng, không có nền kinh tế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa là những yếu tố đối lập nhau, loại trừ nhau; gán ghép định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường là sự ghép chủ quan, duy ý chí, không có cơ sở khoa học, không thuyết phục, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn; nếu bỏ “cái đuôi” định hướng xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế đất nước còn phát triển nhanh hơn, đạt được kết quả còn lớn hơn nhiều (!?).

Luận điểm khác lại cho rằng, phải có sự chuyển hướng, “xoay trục” trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Họ cho rằng, kinh tế thị trường là của chủ nghĩa tư bản, vận động theo các quy luật của chủ nghĩa tư bản, không thể dung hòa và kết hợp với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, với định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế của các quốc gia vì giữa chúng có sự mâu thuẫn, đối lập. Nếu “ghép” định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường thì chẳng khác nào “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, ghép “nước với lửa”, tạo thành cơ chế “đầu Ngô mình Sở”, “hai củ khoai bỏ trong một rọ”, chỉ mang đến những thất bại. Do đó, không thể tồn tại kinh tế thị trường ở một quốc gia xây dựng chủ nghĩa xã hội như Việt Nam, từ đó cho rằng, Việt Nam phải chuyển sang kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Họ suy diễn rằng, dường như Việt Nam đang “xoay trục” sang phát triển kinh tế thị trường theo hướng tư bản chủ nghĩa bằng việc khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, tăng sự điều tiết của thị trường, mặc dù hiện nay Việt Nam vẫn tuyên truyền bằng cách sử dụng các từ ngữ, khái niệm của chủ nghĩa xã hội (?!).

Những luận điệu bóp méo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ảnh chụp màn hình VTV.

Vậy, đâu là sai lầm của những luận điểm cho rằng không thể có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?

Thứ nhất, đồng nhất kinh tế thị trường với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa; cho rằng chỉ có một loại kinh tế thị trường là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Thực chất, nguồn gốc và bản chất của kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa, các phạm trù (giá trị, giá cả, hàng hóa, tiền tệ), quy luật (giá trị, cạnh tranh, cung - cầu) của kinh tế hàng hóa cũng là các phạm trù, quy luật của kinh tế thị trường. Các phạm trù, quy luật này có trước chủ nghĩa tư bản, được chủ nghĩa tư bản sử dụng để phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại, không phải là sản phẩm “riêng có” của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã sử dụng kinh tế thị trường làm cơ sở cho sự tồn tại, vận động, phát triển của mình.

Thứ hai, các luận điệu rất sai lầm khi cho rằng các quy luật của kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn đối lập nhau, loại trừ nhau.

Nền kinh tế thị trường thì phải vận hành theo các quy luật của kinh tế thị trường như: quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật cung - cầu,… trong đó quy luật giá trị là trung tâm. Trong tất cả các nền kinh tế thị trường hiện đại trên thế giới hiện nay, đều có hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường và có vai trò quản lý của nhà nước. Nhà nước vừa bảo đảm, tôn trọng, tạo môi trường hoạt động cho các quy luật kinh tế thị trường; vừa hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực, tự phát do các quy luật kinh tế thị trường gây ra; giữ môi trường ổn định cho phát triển kinh tế và hướng sự phát triển kinh tế vào các mục tiêu xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, quan tâm đến an sinh xã hội. Song, không có phê phán nào về vai trò của nhà nước, cho rằng điều này đối lập với hoạt động của các quy luật của kinh tế thị trường. Vậy tại sao lại phản bác một cách vô lý phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam!?

Thứ ba, thực tiễn quá trình đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, về cơ bản đã hội đủ các yếu tố của nền kinh tế thị trường hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế như: đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, tự do sản xuất, kinh doanh, lưu thông những hàng hóa mà pháp luật không cấm, các chủ thể kinh tế cạnh tranh bình đẳng, hệ thống thị trường phát triển ngày càng đồng bộ…; vai trò của nhà nước về quản lý kinh tế đã được đổi mới, quản lý bằng luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và sử dụng nguồn lực kinh tế của nhà nước, không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế, khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường,… Các yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường gắn với vai trò quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo để hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, ổn định xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, phát triển nhanh và bền vững đất nước,…

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hội đủ các yếu tố của nền kinh tế thị trường hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế.

Nội dung và phương thức quản lý của Nhà nước như vậy không những không mâu thuẫn, đối lập, không cản trở hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường, mà còn tạo điều kiện phát huy mặt tích cực, hạn chế, khắc phục mặt tiêu cực của các quy luật, để nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Vì vậy, có thể khẳng định, các quy luật của kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn không đối lập nhau, không loại trừ nhau trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Những luận điểm cho rằng có sự chuyển hướng, “xoay trục” về phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam là không có căn cứ và hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ:

Một là, luận điểm này đã sai lầm khi chỉ căn cứ vào việc phát triển kinh tế tư nhân và điều tiết kinh tế bằng các quy luật của thị trường trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội để quy chụp Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Việc xác định một nền kinh tế là “chủ nghĩa xã hội” hay “tư bản chủ nghĩa” không thể dựa vào tiêu chí về sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân hay sự điều tiết của thị trường mà còn phải dựa vào các tiêu chí khác như mục tiêu phát triển nền kinh tế; bản chất, nguyên tắc hoạt động của nền kinh tế; quá trình hình thành, phát triển của nền kinh tế;... Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam từng bước được hoàn thiện, phát triển qua các kỳ Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, vận dụng sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển của các nước có nền kinh tế thị trường hiện đại trên thế giới.

Hai là, giữa nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có sự khác nhau căn bản và điểm khác biệt rõ nhất là trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, người làm chủ là giới chủ tư bản, là giai cấp tư sản, còn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, người làm chủ là nhân dân lao động có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Với cách nhìn toàn diện, hệ thống, khách quan, khoa học và thực tiễn 35 năm đổi mới, phát triển nền kinh tế, có thể khẳng định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới các nguyên tắc, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, chứ không phải là có sự chuyển hướng, “xoay trục” về kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa như các thế lực thù địch suy diễn, rêu rao.

Tóm lại, những luận điểm sai trái về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là quan điểm chủ quan, không có cơ sở cả về lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, những luận điểm này đã dựa trên những phân tích, nhận xét phi khoa học, không logic, không hệ thống và không toàn diện. Về thực tiễn, những luận điểm này cũng hết sức phiến diện, quy chụp, phi thực tế khi không thấy rõ điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, không thừa nhận những thành quả trong phát triển kinh tế, trong quá trình đổi mới đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời gian qua.

Anh Nguyễn

Hay!!
Việt Nam thịnh vượng
Họ tên:
Email:
Bình luận:
Bình luận
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tin đọc nhiều
Kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền biển, đảo
03:20 PM - 28/12/2021
Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền, biển, đảo, vùng trời và giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất...
Chủ nghĩa xã hội: Một tất yếu của lịch sử thế giới
09:09 AM - 30/12/2021
Vào một đêm lạnh giá cuối năm 1991, Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) chấm dứt sự tồn tại. Các thế lực tư bản và phản động hý hửng vội vàng có thể kết liễu chủ nghĩa xã hội bằng...
Phản bác sự xuyên tạc một số nội dung về những điều đảng viên không được làm
04:15 PM - 04/01/2022
Sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban Chấp hành Trung ương ký ban hành Quy định số 37-QĐ/TW “Về những điều đảng viên không được làm” (Quy định số 37), ngay lập tức trên các trang mạng xã...
Những “chiến sỹ” trên mặt trận đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
11:18 AM - 09/01/2022
Đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong đường lối cách mạng Việt Nam, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng và...
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở cơ sở hiện nay
06:01 PM - 14/01/2022
Cơ sở được hiểu là các đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn; các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp... Đây là nơi mà các thế lực thù địch đang lấy làm trọng điểm chống phá bằng nhiều âm mưu, thủ...
Phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng hiện nay
04:06 PM - 18/01/2022
Trong thời gian qua, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp, tác động không nhỏ đến an ninh quốc gia của Việt Nam. Mặt khác, dịch bệnh Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số,...
Không thể xuyên tạc hay cản trở khát vọng phát triển đất nước
11:20 PM - 23/01/2022
Khát vọng phát triển đất nước không phải ý chí chủ quan hay mệnh lệnh của Đảng mà trở thành nhu cầu tự thân của mỗi người và của cả dân tộc. Vì thế, không thế lực nào có thể xuyên tạc hay cản trở khát...
Không thể cắt xén, xuyên tạc Quy định về những điều đảng viên không được làm
11:12 PM - 28/01/2022
Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã ban hành Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 thay thế Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về những điều đảng viên không được...
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời - đã là tất yếu khách quan thì không thể xuyên tạc, phủ nhận !
09:45 PM - 02/02/2022
Xuyên tạc lý tưởng cách mạng, xuyên tạc sự ra đời của Đảng và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam với sự nghiệp cách mạng là các vấn đề nổi lên hàng đầu trong hoạt động chống phá do...
Ý nghĩa của lý luận khoa học đối với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
05:16 PM - 07/02/2022
Trong thực tiễn vận động và phát triển không ngừng của đời sống xã hội, lý luận khoa học thể hiện trình độ phản ánh thế giới, trình độ giải phóng của con người, có giá trị chỉ đạo, định hướng hoạt...
Góc nhìn đa diện
Phòng, chống hoạt động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch
10:03, 23/05/2022
Phá hoại tư tưởng là thủ đoạn rất thâm độc, nguy hiểm nhất và xuyên suốt trong âm mưu thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam....
Đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn gây hằn thù dân tộc
(11:48, 19/05/2022)
Không thể phủ nhận khát vọng phát triển của nhân dân Việt Nam
(11:16, 15/05/2022)
Bảo vệ lịch sử Đảng trước những luận điệu xuyên tạc!
(10:13, 09/05/2022)
Đấu tranh với các xu hướng lợi dụng tự do dân chủ để gieo rắc tâm lý bi quan dao động
(11:00, 04/05/2022)
Kỳ cuối: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân
(11:39, 30/04/2022)
Kỳ 2: Nhận diện sự chống phá và luận cứ phản bác
(11:56, 27/04/2022)
Không thế lực nào có thể chia rẽ được mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với Nhân dân
(07:14, 22/04/2022)
Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng
(10:13, 18/04/2022)
Đường lối bảo vệ độc lập dân tộc nhìn từ xung đột Nga - Ukraine
(08:06, 13/04/2022)

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
  • Thông tin liên hệ
    bbtvntv@gmail.com

  • Copyright 2020 by VNTV
    vietnamthinhvuong.com
    thinhvuongvietnam.com

Thông báo