• Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
TIN MỚI
Tìm kiếm
Tin tức Kinh tế Chính trị Xã hội Pháp luật Đời sống Thế giới

Sản lượng lúa cả nước trong năm 2021 tăng 1,1 triệu tấn

09:58 AM - 03/01/2022 6

Mặc dù diện tích gieo trồng giảm khoảng 39.700ha nhưng năng suất tăng gần 1,9 tạ/ha so với năm 2020 đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản lượng lúa cả nước năm 2021 đạt trên 43,86 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2020.

Mặc dù diện tích gieo trồng giảm khoảng 39.700ha nhưng năng suất tăng gần 1,9 tạ/ha so với năm 2020 đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu.

Sản xuất lúa tiếp tục xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao lên trên 77% để nâng cao giá trị “Thương hiệu hạt gạo Việt.”

Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89% gạo xuất khẩu, đã góp phần nâng giá gạo xuất khẩu bình quân từ 496 USD/tấn năm 2020 lên trên 503 USD/tấn năm 2021. Theo dự báo, xuất khẩu gạo năm 2021 đạt trên 3,27 tỷ USD.

Với nhiều loại cây lương thực, thực phẩm khác đều có sự giảm cả về diện tích và sản lượng. Điển hình như ngô có 902.300ha, giảm 4,24% và sản lượng đạt 4,43 triệu tấn, giảm 2,8%; lạc có 160.000 ha, giảm 5,7% và sản lượng 416.000 tấn, giảm 2,2%; đậu tương có 36.000 ha, giảm 13,4% và sản lượng đạt 57.600 tấn, giảm 11,9%. Riêng cây sắn  tăng 5.500ha đạt 530.000 ha và sản lượng trên 10,6 triệu tấn, tăng 1,9%.

Năm 2022, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu sản lượng lương thực có hạt 48,3 triệu tấn.

Riêng lúa diện tích gieo cấy từ 7,2-7,3 triệu ha, thâm canh tăng năng suất để đạt sản lượng 43-43,9 triệu tấn; ngô sản xuất 880 nghìn ha; khoai lang 105.000ha; sắn 530.000ha...

Trước mắt, đối với vụ Đông Xuân 2021-2022, toàn vùng Nam bộ gieo sạ 1.600 nghìn ha, tăng 2.000ha. Toàn miền Bắc vụ Đông Xuân 2021-2022 dự kiến gieo cấy 1,081 triệu ha, giảm khoảng 6.000 ha so với lúa vụ Đông Xuân 2020-2021.

Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có kế hoạch diện tích lúa vụ Đông Xuân 2021-2022 là 321.500 ha, giảm 1.080 ha.

Thực hiện Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030 theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, ngành nông nghiệp đặt sản xuất trồng trọt trong mô hình kinh tế tuần hoàn, nhất là chuỗi trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo hướng hạn chế chất thải. Qua đó giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Bên cạnh đó, ngành sử dụng linh hoạt đất lúa để vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho nông dân.

Đồng thời, hướng dẫn chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có thị trường và thu nhập cao hơn, trọng tâm sang rau đậu, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản./.

Bích Hồng (TTXVN/Vietnam+)

Hay!!
Việt Nam thịnh vượng
Họ tên:
Email:
Bình luận:
Bình luận
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tin đọc nhiều
Để Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn tại Đông Nam Á
09:44 AM - 07/02/2022
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiều hoạt động kết nối mạng lưới tri thức trên toàn cầu, kết nối các nguồn lực trong nước, quốc tế, đẩy mạnh sáng tạo quốc gia đưa Việt Nam thành điểm đầu tư hấp dẫn.
Nhiều doanh nghiệp tất bật sản xuất sau Tết
03:30 PM - 07/02/2022
Tại TP Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp đã sớm quay lại hoạt động để kịp tiến độ làm hàng. Hoạt động sản xuất diễn ra tương đối sôi động trong những ngày đầu năm.
Việt Nam đầu tư mạnh ra nước ngoài trong tháng đầu tiên của năm 2022
10:17 AM - 08/02/2022
Trong tháng 1/2022, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt trên 36,9 triệu USD, tăng 11,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Giúp doanh nghiệp phục hồi, bứt phá
10:19 AM - 08/02/2022
Năm 2021 để lại dấu ấn vượt khó đáng ghi nhận của nền kinh tế, trong đó có sự đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất, kinh doanh đang trên đà cải thiện, hứa hẹn sự bứt phá, vì vậy, yêu cầu đặt ra cho năm 2022 là tích cực trợ giúp doanh nghiệp ngay từ đầu năm, với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các cấp, các ngành.
Việt Nam trên đà thành trung tâm sản xuất toàn cầu mới
03:25 PM - 09/02/2022
Hãng tin Sputnik của Nga nhận định Việt Nam đang được chú ý nhiều hơn với kỳ vọng trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới.
Nâng cao năng lực sản xuất, chế biến nông sản
03:26 PM - 09/02/2022
Năm 2022, ngành Nông nghiệp Thủ đô đề ra mục tiêu bảo đảm cung ứng nông sản cho thị trường Hà Nội trong mọi điều kiện và đạt mức tăng trưởng 2,5-3%... Đồng thời, đẩy mạnh tái cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm; triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản cũng như phát huy lợi thế kinh tế làng nghề…
Mở rộng công nghiệp chế biến nông sản
09:55 AM - 10/02/2022
Nhằm giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 tới hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, cũng như tình trạng dư thừa cục bộ vào vụ thu hoạch, thời gian qua, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản hiện đại. Việc mở rộng phát triển công nghiệp chế biến nông sản sẽ góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu của các thị trường trong nước và quốc tế.
Việt Nam là điểm đến đầy hứa hẹn với nhà đầu tư nước ngoài
01:30 PM - 11/02/2022
Trang ETF Trends (Mỹ) và hãng tin Sputnik (Nga) mới đây đã có bài viết đánh giá cao triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam, đồng thời cho rằng Việt Nam đang là điểm đến đầu tư đầy hấp dẫn.
Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vượt khó đón cơ hội tăng trưởng
08:59 AM - 14/02/2022
Với những yếu tố thuận lợi từ sự phục hồi xuất khẩu và hưởng lợi từ EVFTA, UKVFTA... triển vọng lợi nhuận các doanh nghiệp được dự báo có tiến triển tích cực hơn trong thời gian tới.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Việc phải làm
09:30 AM - 15/02/2022
Có thể nói sau khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam đã, đang được đẩy mạnh trong nhiều lĩnh vực. Với không ít doanh nghiệp, để phát triển tốt, chuyển đổi số trở thành việc phải làm bởi vấn đề này không chỉ phù hợp với việc điều hành, quản trị mà còn phù hợp với thói quen tiêu dùng của người dân, từ đó giúp doanh nghiệp hồi phục, bứt phá, vươn lên sau đại dịch…
Góc nhìn đa diện
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước sự chống phá của các thế lực thù địch
11:36, 30/06/2022
Khi mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi công dân trong xã hội có sự giác ngộ sâu sắc về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, quán triệt đường...
Những bài viết, bình luận sai sự thật về quy trình xử lý kỷ luật của Đảng
(09:38, 25/06/2022)
Vai trò của báo chí cách mạng với đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
(10:57, 21/06/2022)
Hãy phản tỉnh nếu hoài nghi công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của dân tộc
(11:31, 16/06/2022)
Đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch cần các biện pháp toàn diện, đồng bộ
(10:27, 09/06/2022)
“Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”: Cần hiểu đúng!
(10:27, 04/06/2022)
Hãy thức tỉnh và trở lại với tinh thần Việt Nam!
(06:01, 31/05/2022)
Hiểu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ không phủ nhận chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam!
(11:52, 28/05/2022)
Phòng, chống hoạt động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch
(10:03, 23/05/2022)
Đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn gây hằn thù dân tộc
(11:48, 19/05/2022)

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
  • Thông tin liên hệ
    bbtvntv@gmail.com

  • Copyright 2020 by VNTV
    vietnamthinhvuong.com
    thinhvuongvietnam.com

Thông báo