Quảng Nam là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống như nghề đúc đồng Phước Kiều, nghề làm gốm Thanh Hà, nghề dệt chiếu Duy Trinh… trong đó có nghề truyền thống dệt lụa Mã Châu ở Duy Xuyên - làng nghề hơn 600 năm tuổi ở xứ Quảng. Qua quá trình hình thành và phát triển, với những bước thăng trầm của nó, đến nay nghề này đang vươn lên với nhiều cơ sở sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động tại làng nghề, làm cho nền kinh tế - xã hội ngày càng ổn định và phát triển tại địa phương.
Đưa làng lụa Mã Châu hơn 600 năm tuổi vươn xa. Ảnh: Internet
Vài nét về vùng đất và con người làng Mã Châu
Làng Mã Châu (hiện nay là thôn Châu Hiệp, thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng
Quá trình hình thành và phát triển làng nghề dệt lụa Mã Châu từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX
Theo các nguồn tài liệu mà chúng tôi tìm được qua các đợt điền dã tại địa phương, vào năm Hồng Đức thứ hai (1471), vua Lê Thánh Tông thân chinh đánh Chămpa, lập nên đạo thừa tuyên Quảng Nam. Một số chiến binh trong đoàn quân của vua Lê, sau khi hoàn thành việc quân đã ở lại nơi mảnh đất trù phú này lập nghiệp, xây dựng cơ đồ. Đến nay, qua các nguồn tư liệu cho thấy rằng cư dân tại Mã Châu chủ yếu có nguồn gốc từ Thanh Hoá, Nghệ An… còn sự ra đời của làng nghề dệt lụa Mã Châu có nguồn gốc từ xứ lụa Hà Đông.
Trong giai đoạn đầu của làng nghề, cư dân tự trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa. Nhưng về sau, họ nhận thêm tơ các nơi khác về dệt. Sự chuyên môn hoá trong sản xuất ngày càng được phổ biến, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng, uy tín trên thị trường. Cuộc sống nhân dân gắn với sự hưng thịnh của làng nghề và ngày càng được nâng cao. Có được kết quả đó, là nhờ lòng yêu nghề thiết tha, tinh thần học hỏi và đúc rút kinh nghiệm của nhân dân. Kết hợp với sự sáng tạo và áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.
Máy dệt lụa thô sơ. Ảnh: Internet
Tồn tại và tiếp tục phát triển làng nghề dệt lụa Mã Châu từ đầu thế kỷ XX đến nay
Bước sang thế kỷ XX, dệt lụa Mã Châu có bước phát triển căn bản, nhất là khi có sự du nhập khung dệt sắt của nguời Pháp và sự cải tiến khung dệt gỗ của Ông Võ Dần (quen gọi là Ông Cửu Diễn) ở làng Thi Lai, đã làm cho nghề dệt Mã Châu phát triển hơn về số lượng, chất lượng và mẫu mã của sản phẩm. Nhiều mặt hàng có giá trị như xatanh, tuyết nhung, kaki… phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Sau ngày đất nước giải phóng (30/4/1975) đến nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nuớc, nhờ tinh thần sáng tạo của người dân, nhiều sản phẩm hàng hoá làm ra không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng mà còn xuất khẩu, có uy tín và đạt chất lượng trên thị trường.
"Mã Châu tơ lụa mỹ miều
Ban mai cửi mắc buổi chiều tơ giăng"
Với những thành tựu đó, Đảng và Nhà nước đã ghi nhận làng nghề Mã Châu là đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới 2002, năm 2003 chính thức cấp bằng công nhận làng nghề truyền thống. Có thể nói, làng nghề dệt lụa Mã Châu đã giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều lao động trong và ngoài địa phương, góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Hơn thế, nhờ sự phát triển kinh tế mà ngành dệt đem lại, cư dân Mã Châu có điều kiện xây dựng và phát triển nền văn hoá vật thể lẫn phi vật thể như: xây dựng tu sửa đình chùa, miếu mạo, các công trình công cộng. Từ đó, làm cho đời sống tinh thần và vật chất ngày càng được nâng cao.
Truyền thống làng nghề cần tiếp tục được phát huy. Ảnh: ttxvn
Những nghiên cứu và thực tế tại làng nghề dệt lụa Mã Châu cho phép chúng ta rút ra một số kinh nghiệm thiết thực phục vụ cho sự nghiệp đổi mới ở Mã Châu nói riêng và làng nghề thủ công truyền thống cả nước nói chung, để từ đó có thể mở ra một hướng phát triển mới. Đầu tiên, người thợ thủ công và khoa học kỹ thuật là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự tồn tại và phát triển của làng nghề. Do vậy, trong thời gian tới, chính quyền và các doanh nghiệp, hợp tác xã cần tìm và tạo ra nguồn vốn đầu tư bằng các chính sách thu hút, đầu tư lâu dài. Phát triển nguồn nhân lực cho làng nghề và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từng bước đi vào chuyên môn hoá các giai đoạn sản xuất. Cùng với đó, không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; giới thiệu và quảng bá sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nuớc, từ đó xây dựng cho được thương hiệu của làng nghề. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển làng nghề, nên giữ gìn và phát huy cả văn hoá truyền thống. Từ đó, gắn liền với các hoạt động du lịch, thu hút khách tham quan và các hoạt động khác.
-----------------------
Tài liệu tham khảo:
Hòa Phạm