Lịch sử của các thỏa thuận thương mại xuất hiện phổ biến như GATT, WTO, CAI, RCEP, TTP, NAFTA, nhưng các hiệp định đa phương quy mô lớn nhằm thúc đẩy thương mại toàn cầu có vẻ ngày càng trở nên phức tạp. Derek Scissors, một học giả tại Viện Doanh nghiệp Mỹ cho rằng, việc đạt được một thỏa thuận về thương mại ngày nay "phức tạp hơn việc cắt giảm thuế quan của một thế hệ trước”.
Tác động của các hiệp định thương mại tự do (FTA) đối với các ngành và nhóm cụ thể trong xã hội khó đánh giá hơn, gây ra nhiều phản ứng trong nước. Tương tự, đòn bẩy tài chính lớn hơn đã khiến nhiều nền kinh tế kém khả năng thích nghi với các áp lực cạnh tranh mới, việc Mỹ gia tăng thâm hụt thương mại với phần còn lại của thế giới cũng làm thay đổi sân chơi toàn cầu. Tự do hóa thương mại đã được hỗ trợ bởi đồng đôla Mỹ như tiền tệ toàn cầu và Mỹ cung cấp thanh khoản thông qua thâm hụt thương mại. Sự khắt khe của người Mỹ đối với thâm hụt thương mại cao hơn và câu hỏi về vai trò tương lai của đồng đôla khiến việc mở rộng thương mại trở nên rủi ro hơn.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc
Yếu tố lớn nhất đằng sau bối cảnh thương mại quốc tế đang thay đổi là sự trỗi dậy của Trung Quốc. 20 năm trước, Trung Quốc đã gia nhập WTO sau 15 năm đàm phán và ở châu Âu và Mỹ đều tin tưởng rằng thương mại sẽ giúp mở cửa nền kinh tế và mang lại một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa tự do ở Trung Quốc. Các điều kiện thương mại dễ dàng hơn đã giúp Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng không mang lại cải cách chính trị. Thay vào đó, Trung Quốc vận hành thặng dư thương mại lớn với Mỹ và châu Âu. Hai thập kỷ trôi qua, cuộc đàm phán ở phương Tây là sự cạnh tranh mang tính hệ thống với Trung Quốc và liên tục kêu gọi các sân chơi bình đẳng.
Là một nhà xuất khẩu lớn, Trung Quốc coi các thỏa thuận thương mại như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) là những phương tiện để thúc đẩy vai trò kinh tế của nước này ở châu Á. Trung Quốc và 14 quốc gia khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã ký hiệp định vào tháng 11 năm ngoái, có quy mô bao gồm 2,2 tỷ người và 30% sản lượng kinh tế thế giới.
Hiện nay, Trung Quốc thậm chí đang thúc đẩy các cuộc đàm phán hậu trường để gia nhập CPTPP. CPTPP phát triển từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận ban đầu nhằm củng cố sức mạnh kinh tế cũng như quan hệ thương mại của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, chính quyền Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi TTP và sau đó được hồi sinh thành CPTPP. Cuối cùng, các điều khoản của CPTPP có thể gây rắc rối cho Trung Quốc. CPTPP có các yêu cầu khắt khe, đặc biệt là các quy định về lao động, mua sắm, doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ và trợ cấp của nhà nước, thương mại điện tử và truyền dữ liệu xuyên biên giới.
Xung đột được tạo ra
Việc Australia trở thành thành viên RCEP và FTA với Trung Quốc đã không ngăn được Trung Quốc áp thuế đối với lúa mạch, lúa mì, than, rượu, tôm hùm và gỗ của Australia. Nước này cũng tạm dừng đối thoại kinh tế chiến lược cấp bộ trưởng, sau khi Canberra kêu gọi điều tra nguồn gốc về đại dịch COVID-19. Chuyên gia Scissors cho rằng, Trung Quốc dường như không sẵn sàng "đàm phán loại bỏ" những gì họ coi là đặc quyền của nhà nước. Ví dụ rõ ràng là các FTA của Trung Quốc không cho phép cạnh tranh nước ngoài làm tổn hại đến các doanh nghiệp nhà nước.
Chuyên gia phân tích cho rằng căng thẳng bùng phát giữa Trung Quốc và Australia gần đây cho thấy, Bắc Kinh đang kéo dài định nghĩa về lợi ích nhà nước hơn thế nữa. Các phân tích khác cho rằng việc ký kết các FTA không bảo vệ chống lại thuế quan trừng phạt và các hành động tương tự khác, như ví dụ của Australia cho thấy. Nhưng chúng vẫn có thể là một công cụ hợp lý để khuyến khích thương mại và thiết lập các tiêu chuẩn giữa các quốc gia tham gia hiệp định. Và thực tế là dưới hình thức RCEP, một thỏa thuận thương mại tự do đã được ký kết bất chấp mọi khác biệt chính trị ở châu Á.
Những lo ngại về địa chính trị cũng đóng một vai trò trong việc đóng băng Hiệp định Toàn diện về Đầu tư (CAI) giữa EU và Trung Quốc. Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu hủy bỏ hiệp ước vốn được Đức thúc đẩy mạnh mẽ, sau khi Bắc Kinh đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với các nhà lập pháp EU vào đầu năm nay. Các biện pháp trừng phạt ăn miếng trả miếng được đưa ra sau khi 27 quốc gia EU thông qua các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc. Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai đã kêu gọi suy nghĩ lại chiến lược về các chính sách thương mại toàn cầu đã không thể ghép hoạt động thương mại gia tăng thành những tiến bộ cho người lao động và môi trường. Việc sử dụng lao động vũ lực có lẽ là ví dụ điển hình nhất về cuộc chạy đua đến đáy trong thương mại toàn cầu.