• Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
TIN MỚI
Tìm kiếm
Kho tàng tri thức

Trí tuệ nhân tạo có thể đánh cắp dữ liệu bằng cách "nhận dạng" các lần gõ phím như thế nào?

10:12 AM - 14/04/2022 2

Theo các nhà khoa học, trong tương lai gần, gương mặt không phải là thứ duy nhất mà chúng ta có thể huấn luyện AI nhận dạng.

Thị giác máy tính

Điều gì sẽ xảy ra nếu AI có thể phân tích một đoạn video quay cảnh bấm vào màn hình cảm ứng điện thoại và suy đoán chính xác những ứng dụng bản thân đang dùng và những gì chúng ta đang nhập?

Kỹ thuật thị xác máy tính hiện đại có khả năng khiến chúng ta nhìn thấy được những siêu năng lực công nghệ thường chỉ xuất hiện trên phim. Chúng ta có thể tải một video lên hệ thống AI và yêu cầu nó phóng to khung hình có độ phân giải thấp và với một chút đào tạo, một số thuật toán thông minh, chúng ta có thể làm cho chất lượng hình ảnh của video được nâng cao rõ rệt.

Điều này nghe có vẻ không nguy hiểm lắm nhưng bạn cần biết rằng con người có thể sử dụng thị giác máy tính áp dụng vào mọi thứ, từ phát hiện ra bệnh ung thư cho đến đếm số lượng lớn các vật thể trong một bức ảnh. Đồng thời, chẳng có gì ngăn cảnh được một nhà phát triển nào đó đào tạo một hệ thống AI để đọc văn bản từ các lần nhập phím hoặc chuyển động của ngón tay. Vậy điều này có đáng sợ hay không?

Các nhà nghiên cứu đang đào tạo AI để nó bắt chước cách gõ của con người.
Các nhà nghiên cứu đang đào tạo AI để nó bắt chước cách gõ của con người.

Đầu tiên, cần nhắc lại rằng công nghệ thị giác máy tính đã trải qua một chặng đường khá dài kể từ năm 2017, khi AI của Google vẫn mắc những lỗi cơ bản như nhầm lẫn một con rùa với một khẩu súng trường.

Đến nay, các hệ thống thị giác máy tính đã phát triển vượt bậc, có thể đưa ra những suy luận cực kỳ mạnh với lượng dữ liệu vô cùng nhỏ. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã chứng minh khả năng máy tính xác thực người dùng dựa trên sinh trắc học đánh máy qua AI và các nhà tâm lý học đã phát triển hệ thống phát hiện căng thẳng bằng cách sử dụng phân tích tổ hợp phím.

Thậm chí, các nhà nghiên cứu đang đào tạo AI để nó bắt chước cách gõ của con người. Điều này giúp chúng ta có thể phát triển công cụ tốt hơn cho việc rà soát lỗi chính tả, ngữ pháp và các kỹ thuật giao tiếp khác. Điều căn bản hiện nay là chúng ta đang dạy các hệ thống AI đưa ra suy luận từ các chuyển động ngón tay mà con người không thể làm được.

Không quá khó để tưởng tượng ra sự tồn tại của một hệ thống có khả năng phân tích chuyển động ngón tay và diễn giải nó thành văn bản giống như cách chúng ta chuyển động môi để tạo thành lời nói. Hiện nay, chưa có một sản phẩm AI nào như vậy nhưng không có nghĩa là nó chưa có trên thế giới.

Vậy điều tồi tệ nhất là gì?

Cách đây không lâu, khi internet chưa phát triển, shoulder surfing hay kỹ thuật thu thập thông tin bằng cách xem file ghi nhật ký hệ thống là một trong những vấn đề lớn nhất với bảo mật máy tính. Về cơ bản, cách dễ nhất để đánh cắp mật khẩu của ai đó là xem cách họ gõ mật khẩu.

Đó là lý do vì sao hầu hết các màn hình để nhập mật khẩu đều ẩn mật khẩu dưới dạng các dấu '*' hoặc dấu '.'. Điều này khiến không ai biết được bạn đang nhập ký tự gì. Khi gõ mật khẩu, các ngón tay của chúng ta di chuyển nhanh một cách đáng ngạc nhiên với sự phối hợp của đôi mắt.

Tuy nhiên, AI có thể được đào tạo để đọc được các chuyển động này và hầu hết mọi điều đều có thể xảy ra trong thế giới AI nếu nó có đủ dữ liệu

Về mặt lý thuyết, việc tạo ra một hệ thống AI để đọc các chuyển động tay của con người nhằm tìm ra mật khẩu là điều tương đối đơn giản với một nhà phát triển có đủ nguồn lực. Nó sẽ cung cấp cho các nhà phát triển biết được thứ chúng ta đang chạm và gõ trên điện thoại hoặc máy tính.

Điều đó sẽ cho phép kẻ xấu đánh cắp mật khẩu, mã pin ATM và toàn bộ dữ liệu của chúng ta một cách khá dễ dàng. Điều này sẽ càng nguy hiểm hơn nếu các nhà phát triển phần mềm có thể đạt được khả năng biến bất kỳ camera nào trên điện thoại thành một máy phát hiện thao tác gõ phím.

Theo Tạp chí máy tính

Hay!!
Việt Nam thịnh vượng
Họ tên:
Email:
Bình luận:
Bình luận
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tin đọc nhiều
Chân dung nhà khoa học nữ đứng sau thành công của vaccine Astrazeneca ngừa Covid-19
09:12 AM - 03/02/2022
Vượt qua những khó khăn, thử thách trên con đường nghiên cứu khoa học, bà Sarah Gilbert cùng các cộng sự đã sáng chế thành công vaccine ngừa Covid-19 Oxford/Astrazeneca. Đây là một thành công và là...
Những xu hướng công nghệ năm 2022
09:00 AM - 04/02/2022
Lenovo vừa đưa ra những dự đoán về xu hướng công nghệ trong năm 2022, thời điểm mà phương thức làm việc từ xa, xu hướng bảo mật không cần mật khẩu và trí tuệ nhân tạo (AI) được cho là sẽ bùng nổ mạnh.
Chân dung ba phụ nữ Việt lọt top 100 nhà khoa học tiêu biểu châu Á
01:23 PM - 05/02/2022
Tạp chí Asian Scientist (Singapore) vừa công bố kết quả bình chọn 100 nhà khoa học tiêu biểu của châu Á năm 2020. Việt Nam có 3 nhà khoa học nữ được vinh danh trong danh sách này.
Chân dung các nhà khoa học Việt Nam được vinh danh trên thế giới năm 2021
09:00 AM - 06/02/2022
Trong năm qua, nhiều nhà khoa học Việt Nam đã vinh dự nhận được giải thưởng danh giá ở các lĩnh vực, mỗi người một cách, nhưng họ có chung niềm đam mê nghiên cứu khoa học và khát vọng cống hiến.
Nghiên cứu chỉ ra cách để đạt được "siêu miễn dịch" Covid-19
09:05 PM - 07/02/2022
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người nhiễm Covid-19 sau khi tiêm vaccine sẽ có khả năng miễn dịch "đáng kinh ngạc". Các nhà khoa học cho biết việc kết hợp giữa vaccine và kháng thể sau khi mắc...
Trí tuệ nhân tạo phủ sóng nhiều lĩnh vực, ngành nghề
09:05 AM - 08/02/2022
Theo các chuyện gia, trí tuệ nhân tạo (AI) đang có tốc độ phát triển nhanh, nếu biết khai thác kết nối mở sẽ giúp Việt Nam làm chủ công nghệ.
Top 7 vị vua phong kiến Việt Nam nắm giữ những kỷ lục thú vị nhất
04:34 PM - 09/02/2022
Nhắc đến các vị vua chúa Việt Nam thời phong kiến là nhắc đến rất nhiều câu chuyện lịch sử.
AI ứng dụng giải bài toán trong cuộc sống
09:11 AM - 10/02/2022
Trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển trong nhiều sản phẩm ứng dụng tại Việt Nam, ứng dụng trong hành chính công, giao thông, y tế... giúp công việc hiệu quả hơn.
Những sự thật đáng ngạc nhiên về giải Nobel
04:46 PM - 11/02/2022
Những sự thật đáng ngạc nhiên về giải thưởng Nobel khiến bạn bất ngờ xung quanh giải thưởng này.
Cơ hội để Việt Nam thành trung tâm công nghệ mới của thế giới
09:19 AM - 12/02/2022
Năm 2021 được dự đoán sẽ là năm kỷ lục của thu hút vốn đầu tư công nghệ của Việt Nam, với giá trị vượt mức 1 tỷ USD, bất chấp đại dịch.
Góc nhìn đa diện
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước sự chống phá của các thế lực thù địch
11:36, 30/06/2022
Khi mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi công dân trong xã hội có sự giác ngộ sâu sắc về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, quán triệt đường...
Những bài viết, bình luận sai sự thật về quy trình xử lý kỷ luật của Đảng
(09:38, 25/06/2022)
Vai trò của báo chí cách mạng với đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
(10:57, 21/06/2022)
Hãy phản tỉnh nếu hoài nghi công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của dân tộc
(11:31, 16/06/2022)
Đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch cần các biện pháp toàn diện, đồng bộ
(10:27, 09/06/2022)
“Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”: Cần hiểu đúng!
(10:27, 04/06/2022)
Hãy thức tỉnh và trở lại với tinh thần Việt Nam!
(06:01, 31/05/2022)
Hiểu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ không phủ nhận chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam!
(11:52, 28/05/2022)
Phòng, chống hoạt động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch
(10:03, 23/05/2022)
Đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn gây hằn thù dân tộc
(11:48, 19/05/2022)

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
  • Thông tin liên hệ
    bbtvntv@gmail.com

  • Copyright 2020 by VNTV
    vietnamthinhvuong.com
    thinhvuongvietnam.com

Thông báo