Ở đa số các quốc gia, mô hình giáo dục truyền thống sẽ là giáo viên truyền đạt kiến thức, đóng vai trò người lèo lái, dẫn dắt và định hướng chung cho các học sinh của mình. Không phải vô lý khi những người thầy của chúng ta được văn thơ ví von như các vị thuyền trưởng, một người lái đò kỳ cựu, dùng những năm tháng tuổi nghề của mình dạy dỗ và giúp từng thế hệ mầm non của đất nước nên người.
Trí tuệ nhân tạo trong giáo dục thay đổi vai trò người cầm lái
Nhưng hiện nay, khi trí tuệ nhân tạo dần thâm nhập vào cuộc sống, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong giáo dục, mô hình giảng dạy cũng thay đổi và được đổi mới. Lúc này, chính phụ huynh mới là người quyết định sẽ chi trả bao nhiêu chi phí và học sinh mới là người sẽ định hướng con đường học vấn tương lai của mình. Tùy vào năng lực và điều kiện của bản thân để ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào giáo dục, cá nhân hoá từng người học chứ không còn là một mô hình chung mà các giáo viên đang cố gắng hướng đến cho một tập thể.
Sử dụng thời gian hiệu quả hơn
Chính thức ra đời từ năm 1956 đến nay, AI luôn là một ngành khoa học máy tính non trẻ đầy triển vọng. Nhiều năm qua, AI làm được rất nhiều, và cũng không làm được rất nhiều những gì đã dự đoán. Nhưng không thể phủ nhận rằng, kể từ khi đưa trí tuệ nhân tạo vào trong giáo dục, việc dạy học trở nên hiệu quả hơn nhờ sự hỗ trợ từ các thiết bị này, đặc biệt là với 10 công nghệ AI được đánh giá là hot nhất hiện nay.
“Quản lý ra quyết định” là một trong các công nghệ trên, nhờ vào mô hình này, khối lượng công việc của giáo viên được giảm đi đáng kể. Công nghệ này vận hành dựa trên việc “nạp” các quy tắc và logic để sử dụng cho việc tập huấn ban đầu, giúp các AI có khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với các thay đổi. Từ đó, tiết kiệm tối đa các khoảng thời gian chết, giúp giáo viên hoàn thành được nhiều “tasks”, đồng thời phân bổ thời gian cho các học sinh của mình nhiều và hợp lý hơn.
Trí tuệ nhân tạo giúp đổi mới phương thức giảng dạy
Trí tuệ nhân tạo đổi mới phương pháp giáo dục
Nắm bắt được những điểm tiện lợi từ các sản phẩm nghiên cứu của ngành khoa học Deep Learning, hệ thống giáo dục cũng đưa trí tuệ nhân tạo vào trong giảng dạy dựa trên nền tảng các trợ lý ảo. Siri, Cortana, hay Alexa của Google là một trong các trợ lý tuy ảo nhưng mà không hề phi thực tế. Đây là sản phẩm của mô hình Deep Learning vận hành bằng cách thu thập các nghiên cứu phân tích tâm lý và hành vi của con người, thông qua đó, tương tác với người sử dụng bằng 3 hình thức: văn bản (đặc biệt là chat nhanh), giọng nói và hình ảnh.
Tuy nhiên, không dừng lại ở các trợ lý ảo, công tác đổi mới giáo dục hiện nay tập trung vào việc chuẩn hóa nhằm giảm bớt sự khác biệt giữa các học sinh về thành tích. Chính vì vậy, hệ thống dạy kèm của AI ra đời, được thiết kế nhằm tối ưu hóa các bài giảng cho từng cấp bậc và khả năng tiếp thu của mỗi học sinh. Mặc dù không ngừng cải tiến, nhưng các AI này vẫn còn tồn tại khá nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là cảm xúc. Sự kiên nhẫn và những phản ứng cảm xúc trước các tình huống của một hình mẫu giáo viên sẽ khó được tái tạo bởi một hệ thống AI ở thời điểm hiện tại.
Theo Khám phá khoa học