Lịch sử đầy biến động của trí tuệ nhân tạo trước khi có “trái ngọt” cho ngành y tế
Trí thông minh nhân tạo – Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence) được hình thành dựa trên khái niệm sơ khai ban đầu như “robot” – những con người được nhân tạo bước ra từ các bộ phim khoa học viễn tưởng, sinh ra là để làm việc phục vụ cho con người. Rồi đến những cống hiến quan trọng của các nhà khoa học mà mỗi khi nhắc đến người ta thường lội ngược dòng lịch sử để nhớ về Alan Turing – người được xem là cha đẻ đầu tiên của khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo hay John McCarthy – người đầu tiên đưa ra khái niệm “trí tuệ nhân tạo” tại Hội nghị Dartmouth cùng với các chuyên gia, các công ty đi đầu trong lĩnh vực khoa học công nghệ lúc bấy giờ để khái niệm ấy được xem như chính thức sử dụng và sử dụng rộng rãi về sau.
Trong những năm 1960, niềm tin lạc quan vào sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo đã được xây dựng thế nhưng cũng có giai đoạn các tiến trình phát triển chậm lại khi đứng trước khá nhiều thách thức đến từ cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc chưa đáp ứng cho các nghiên cứu thực tế hoá và cũng vì nhiều lý do khác nhau. Theo năm tháng, các biến đổi dành cho các loại máy móc trong đó trọng điểm là máy tính có giá trị hơn, hữu ích hơn nhưng các “ông lớn” dường như bỏ cuộc để bắt tay đầu tư vào các lĩnh vực sinh lợi ngay cho mình hơn là tìm cơ hội vươn lên cho trí tuệ nhân tạo.
Dọc biên niên sử đến thế kỷ 21, thế kỷ với rất nhiều từ khoá đã đánh động nhận thức của chúng ta một cách sâu sắc hơn khi đón nhận và công nhận vai trò của trí tuệ nhân tạo. “Big data – dữ liệu lớn”, các thuật toán phức tạp, các ứng dụng thương mại, những cách thức xử lý hình ảnh, âm thanh và đánh dấu sự quay trở lại trên đường đua khoa học công nghệ của trí tuệ nhân tạo.
Khi trí tuệ nhân tạo trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực y tế
Ngày nay mọi hoạt động trong xã hội đều diễn ra với sự góp mặt, hỗ trợ của khoa học công nghệ. Dĩ nhiên các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo đóng một vai trò quan trọng thiết thực, và đang tạo ra cuộc cách mạng nhiều lĩnh vực trong đời sống. Những chiến thuật đầu tư cho lĩnh vực này cũng quay trở lại nhanh chóng. Bên cạnh những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong kinh tế, trí tuệ nhân tạo trong giáo dục, thương mại, kỹ thuật, điều đáng hứng khởi hơn cho nhân loại đó chính là các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong y tế, chăm sóc sức khỏe con người.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
Nhiều người trong chúng ta ngày đêm lo sợ trước các căn bệnh mang tính “di truyền” hoặc sống trong môi trường có nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe, chúng ta liền tìm đến nga các cách thức có thể giải thích cho chúng ta hiểu rõ bệnh tình của mình cũng như phân tích các dữ kiện liên quan đến tình hình sức khoẻ hiện tại nhằm có các biện pháp phòng tránh, nhắc nhở hàng ngày hoặc kết hợp chẩn đoán, đưa ra hướng điều trị khi ở giai đoạn đầu. Và từ các kết quả thực tế, những loại thiết bị ra đời như máy đo huyết áp, máy thử đường huyết tại nhà, máy đo lọc không khí hoặc các tiến bộ công nghệ khác đã góp phần làm giảm tỷ lệ các bệnh về tiểu đường, tim mạch, phổi, ung thư da…Rõ ràng, khi ấy các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế, phân tích dữ liệu sẽ là công cụ đắc lực, là chuyên viên dự báo sức khoẻ đồng hành với chúng ta.
Những vấn đề phức tạp hơn trong công tác điều trị cho bệnh nhân, đội ngũ y bác sĩ cần có những tính năng chính xác, thông minh của ứng dụng công nghệ. Ví dụ như khi tiến hành phẫu thuật, các robot sẽ phân tích hồ sơ bệnh án trong lần phẫu thuật trước và đưa ra kỹ thuật phẫu thuật mới. Robot phẫu thuật Da Vinci từ khi ra đời đã giúp bác sĩ phẫu thuật nội soi, thao tác vị trí chính xác bằng việc điều khiển dụng cụ phẫu thuật thông qua bàn điều khiển. Hay bác sĩ phẫu thuật tim được Heartland, một robot thu nhỏ hỗ trợ có thể thông qua một vết rạch nhỏ trên ngực để thực hiện trị liệu bề mặt tim.
Robot phẫu thuật da Vinci
Các ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho công tác điều trị hậu phẫu cũng là động lực rất lớn cho ngành y tế. Hình ảnh những robot phục hồi chức năng được sử dụng để giúp bệnh nhân sau cơn đột quỵ, chấn thương sọ não, các chấn thương khác … lấy lại sức mạnh, sự nhanh nhẹn và khả năng vận động đi lại đã làm hằng lên bao nhiêu ánh mắt đầy hạnh phúc. Không chỉ thế từ những con người được học tập và thụ hưởng các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục đã dày công nghiên cứu và kết hợp lĩnh vực y khoa, công nghệ vật liệu, kỹ thuật điện tử, máy in 3D để tạo ra các module chân tay giả, mang lại một sức sống mới cho những con người khuyết tật ngoài kia vẫn đang chờ đợi một bộ phận được thay thế vào ngày nào đó. Được biết còn hàng loạt các ứng dụng hữu ích đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế, góp phần nâng cao công tác từ khám chữa bệnh thông thường đến các chẩn đoán, điều trị chuyên sâu.
Theo Khoa học và Đời sống