Theo tin tức từ Bloomberg, WHO cho biết tổ chức có trụ sở ở Geneva chưa cân nhắc đưa ra một tuyên bố như vậy.
Tuy số ca bệnh giảm ở nhiều khu vực nhưng tỷ lệ tử vong vẫn tăng ở một số nơi, chẳng hạn như ở Hong Kong, và trong tuần này, lần đầu tiên trong 2 năm qua, Trung Quốc ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm mới mỗi ngày.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AP |
Bloomberg cho biết, các cuộc thảo luận của WHO sẽ tập trung xác định các điều kiện nào có thể là dấu hiệu để khép lại tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu được công bố vào ngày 30/1/2020. Tuyên bố kết thúc đại dịch sẽ là một bước đi mang tính biểu tượng, đồng thời tiếp thêm động lực cho việc triển khai các chính sách y tế công cộng thời đại dịch.
WHO vốn rất thận trọng khi đưa ra quyết định liên quan đến các tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus sẽ là người công bố quyết định sau khi tham vấn các chuyên gia.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã dần trở lại hoạt động xã hội bình thường, mở cửa biên giới, nới lỏng quy định về cách ly và đeo khẩu trang… Tuy nhiên, ở một nước châu Á, mức độ lây nhiễm vẫn cao kỷ lục, và Đức cũng đang chứng kiến xu hướng tương tự. Theo dữ liệu từ WHO, trong tuần qua, thế giới có thêm hơn 10 triệu người mắc Covid-19 và 52.000 ca tử vong.
Giới chuyên gia cảnh báo, ngay cả khi số ca nhiễm giảm thì Covid-19 vẫn có thể cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người, không giống như các dịch bệnh khác như sốt rét và lao. Trong khi đó, không ai có thể đoán trước sự xuất hiện của các biến thể virus mới.
Theo Vietnamnet