Cách xử lý các hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật (Hình từ Internet)
Ngày 27/6/2024, Bộ Chính trị đã bạn hành Quy định số 178-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Trong đó quy định rõ việc xử lý các hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Cụ thể:
Thứ nhất, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Những hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật chưa có quy định xử lý thì căn cứ vào Điều lệ và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ và quy định của các tổ chức đoàn thể để xử lý cho phù hợp.
Trường hợp đã xử lý kỷ luật, nhưng xét thấy cần thiết thì cấp có thẩm quyền phải kiên quyết điều chuyển người vi phạm khỏi vị trí công tác đang đảm nhiệm, thay thế, cho thôi giữ chức, miễn nhiệm, từ chức, không bố trí công tác liên quan đến hoạt động xây dựng pháp luật.
Thứ hai, trường hợp vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật, không được giữ lại để xử lý nội bộ.
Đồng thời, Quy định cũng quy định rõ việc xử lý trách nhiệm khi để xảy ra hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Cụ thể:
1. Đối với tổ chức
Cấp ủy, tổ chức đảng để xảy ra hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ thuộc phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo thì xử lý theo quy định của Đảng.
2. Đối với lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị
Thứ nhất, người đứng đầu, thành viên cấp ủy, tổ chức đảng, thành viên tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, phạm vi công việc mình được phân công trực tiếp quản lý, phụ trách thì xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Thứ hai, lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét loại trừ trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
Một là, không được xin ý kiến hoặc đã có ý kiến không đồng ý với nội dung có tính chất tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Hai là, đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo áp dụng biện pháp quy định:
+ Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà cấp ủy, tổ chức đảng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo có chứa nội dung trái pháp luật hoặc có lợi ích nhóm, cục bộ thì phải kịp thời chỉ đạo xem xét, làm rõ, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản; đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ban hành văn bản.
+ Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật hoặc có lợi ích nhóm, cục bộ, tham nhũng, tiêu cực thì phải kịp thời chỉ đạo, xem xét, làm rõ, đình chỉ hoặc đề nghị đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản; đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ban hành văn bản.
để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật và không để xảy ra hậu quả của hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ.
Ba là, thuộc trường hợp được loại trừ trách nhiệm theo quy định của pháp luật về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Thứ ba, lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét miễn, giảm trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
Một là, đã lãnh đạo, chỉ đạo áp dụng biện pháp quy định:
+ Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà cấp ủy, tổ chức đảng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo có chứa nội dung trái pháp luật hoặc có lợi ích nhóm, cục bộ thì phải kịp thời chỉ đạo xem xét, làm rõ, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản; đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ban hành văn bản.
+ Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật hoặc có lợi ích nhóm, cục bộ, tham nhũng, tiêu cực thì phải kịp thời chỉ đạo, xem xét, làm rõ, đình chỉ hoặc đề nghị đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản; đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ban hành văn bản.
để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ.
Hai là, thuộc trường hợp được xem xét miễn hoặc giảm trách nhiệm theo quy định của pháp luật về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Ba là, được xem xét miễn hoặc giảm hình thức kỷ luật nếu chủ động khai báo vi phạm và xin từ chức trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý, trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ ba, lãnh đạo cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị bị xem xét tăng trách nhiệm trong trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật mà không lãnh đạo, chỉ đạo áp dụng biện pháp quy định:
+ Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà cấp ủy, tổ chức đảng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo có chứa nội dung trái pháp luật hoặc có lợi ích nhóm, cục bộ thì phải kịp thời chỉ đạo xem xét, làm rõ, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản; đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ban hành văn bản.
+ Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật hoặc có lợi ích nhóm, cục bộ, tham nhũng, tiêu cực thì phải kịp thời chỉ đạo, xem xét, làm rõ, đình chỉ hoặc đề nghị đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản; đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ban hành văn bản.
hoặc các biện pháp cần thiết khác để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ.
(Theo: Ban Chấp hành Trung ương: Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27 tháng 6 năm 2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật).
H.G