Câu hỏi: Xin cho biết, trong năm 2022, Bộ Chính trị đã ban hành những Nghị quyết gì về phát triển kinh tế - xã hội vùng?
Trả lời
Trong năm 2022, hầu hết các định hướng quan trọng trong Nghị quyết Đại hội XIII về phát triển kinh tế - xã hội nước ta đã được cụ thể hóa và triển khai ở các cấp. Bên cạnh bên cạnh những chủ trương, chính sách phát triển chung cho cả nước, nhằm "khai thác tốt hơn và phát huy tốt nhất các lợi thế của mỗi vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế - chính trị, nguồn nhân lực và tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới..." như định hướng Đại hội Đảng lần thứ XIII đã chỉ rõ, Bộ Chính trị đã ban hành 6 Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của 6 vùng trọng điểm đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, bao gồm:
(1) Vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ;
(2) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long;
(3) Vùng Tây Nguyên;
(4) Vùng Đông Nam Bộ;
(5) Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; và
(6) Vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cụ thể là những nghị quyết sau:
1. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về “phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 11).
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.
Nội dung mục tiêu của Nghị quyết 11 và Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết 11 được trình bày trong liên kết sau: http://thinhvuongvietnam.com/Content/muc-tieu-phat-trien-vung-trung-du-va-mien-nui-bac-bo-la-vung-phat-trien-xanh-ben-vung-va-toan-dien-55416
2. Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 13)
Đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Cần Thơ.
Nội dung mục tiêu của Nghị quyết 13 và Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết 13 được trình bày trong liên kết sau: http://thinhvuongvietnam.com/Content/muc-tieu-phat-trien-vung-dong-bang-song-cuu-long-la-vung-sinh-thai-van-minh-va-ben-vung-mang-dam-ban-sac-van-hoa-song-nuoc-64017
3. Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 23)
Vùng Tây Nguyên có 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Vùng có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.
Nội dung mục tiêu của Nghị quyết 23 và Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết 23 được trình bày trong liên kết sau: http://thinhvuongvietnam.com/Content/muc-tieu-phat-trien-vung-tay-nguyen-la-vung-phat-trien-nhanh-ben-vung-dua-tren-kinh-te-xanh-tuan-hoan-giau-ban-sac-van-hoa-dan-toc-diem-den-dac-sac-hap-dan-khach-du-lich-trong-nuoc-va-quoc-te-343511
4. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 24)
Vùng Đông Nam Bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh trực thuộc Trung ương: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nội dung mục tiêu của Nghị quyết 24 và Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết 24 được trình bày trong liên kết sau: http://thinhvuongvietnam.com/Content/muc-tieu-phat-trien-vung-dong-nam-bo-la-vung-phat-trien-nang-dong-co-toc-do-tang-truong-kinh-te-cao-dong-luc-tang-truong-lon-nhat-ca-nuoc-383711
5. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Gọi tắt là Nghị quyết 26)
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung bao gồm 14 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, trong đó có 3 tiểu vùng là: Bắc Trung Bộ (gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị); vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) và vùng Nam Trung Bộ (gồm: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận).
Nội dung mục tiêu của Nghị quyết 26 và Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết 26 được trình bày trong liên kết sau: http://thinhvuongvietnam.com/Content/muc-tieu-phat-trien-vung-bac-trung-bo-va-duyen-hai-trung-bo-la-vung-phat-trien-nang-dong-nhanh-va-ben-vung-manh-ve-kinh-te-bien-163614
6. Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 30)
Vùng đồng bằng Sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, được phân thành 2 tiểu vùng là: Tiểu vùng Bắc đồng bằng sông Hồng (đồng thời cũng là Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ), gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên; và Tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng, gồm 4 tỉnh: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
Nội dung mục tiêu của Nghị quyết 30 được trình bày trong liên kết sau: http://thinhvuongvietnam.com/Content/muc-tieu-phat-trien-vung-dong-bang-song-hong-la-vung-phat-trien-nhanh-ben-vung-co-co-cau-kinh-te-hop-ly-mang-dam-ban-sac-van-hoa-dan-toc-544014
Yêu cầu chung của 6 Nghị quyết về phát triển các vùng là phải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với quy hoạch quốc gia, phù hợp với Chiến lược phát triển bền vững, Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia, thích ứng với biến đổi khí hậu...
Các nghị quyết mới là căn cứ quan trọng để Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương điều chỉnh, ban hành các cơ chế, chính sách cho phát triển vùng, nhất là cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với yêu cầu của thực tiễn; giúp phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém; giúp khai thác và phát huy các tiềm năng, lợi thế của vùng cho phát triển.
Tài liệu tham khảo
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H., 2021, tập 1.
2. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
3. Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
4. Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
5. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
6. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
7. Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
PD