1. Internet of Behaviors (IoB)
Thế giới đã quen với khái niệm Internet Vạn vật “Internet of Things (IoT)”, bắt đầu tiếp cận khái niệm “Internet of Behavior” được mở rộng từ IoT. IoB định hướng đến sử dụng dữ liệu và thông tin chi tiết làm thay đổi hành vi. Điều đó được hiểu là các thiết bị IoT đang hoạt động là nguồn dữ liệu khổng lồ cho các mô hình Internet of Behavior (IoB).
Dự kiến đến năm 2025, khoảng một nửa dân số toàn cầu sẽ được theo dõi kỹ thuật số và sử dụng IoB. Nhưng tương tự như IoT, IoB cũng không ổn định, phụ thuộc vào mục tiêu và kết quả. Một vấn đề nhạy cảm là nếu tội phạm mạng có được quyền truy cập vào dữ liệu, có thể sử dụng cho những mục đích gây hại người dùng.
2. Siêu tự động hóa (Hyperautomation)
Sau đại dịch toàn cầu, tự động hóa trở thành cứu tinh duy nhất cho những doanh nghiệp kinh doanh sản xuất. Về cơ bản, khái niệm này liên quan đến việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến như Trí tuệ nhân tạo, Máy Học, Tự động hóa quy trình robot, Phân tích nâng cao, Quản lý quy trình kinh doanh kỹ thuật số... cho tự động hóa. Siêu tự động hóa “hyperautomation” là một phương pháp tiếp cận toàn diện để tự động hóa cùng với việc xác định rõ các nhiệm vụ và quy trình tự động hóa.
Hyperautomation chắc chắn sẽ trở thành xu hướng công nghệ tiên tiến nhất cho các doanh nghiệp trong những năm tới để đạt được những quy trình làm việc, được sắp xếp hợp lý tối ưu và hiệu quả.
3. Trí tuệ nhân tạo Edge
Đây là một xu hướng công nghệ nổi bật năm 2021 - Edge Artificial Intelligence hay có thể nói là tương lai của Trí tuệ nhân tạo! Trong Trí tuệ nhân tạo Edge, các thuật toán AI được xử lý ở cấp cục bộ, Edge AI sẽ thu thập và xử lý dữ liệu đến điểm tương tác gần nhất của người dùng, dù đó là máy tính, máy chủ Edge hay bất kỳ thiết bị nào khác. Amazon Alexa, Google Maps, Drone... là một số ví dụ phổ biến được Edge AI hỗ trợ.
Theo những đánh giá ban đầu, thị trường Edge AI dự kiến đạt khoảng 1,12 nghìn tỷ đô la vào năm 2023. Không sai khi cho rằng, Edge đang thay thế điện toán đám mây nhưng công nghệ Edge sẽ cung cấp các khả năng bổ sung và tiến bộ công nghệ mới trong những năm tới.
4. Mạng 5G
Công nghệ 5G thực sự là một trong những công nghệ phổ cập rộng rãi và là nhu cầu của hầu hết mọi công nghệ then chốt hiện này. Dù là Điện toán đám mây, Internet of Things (IoT), Blockchain, Thực tế ảo hay bất kỳ công nghệ nào khác đều xây dựng trên cơ sở kết nối Internet tốt hơn. Những đặc điểm của công nghệ 5G như tốc độ internet cao, độ trễ thấp, hiệu quả tốt hơn, thông lượng cao... sẽ đưa kết nối internet lên một tầm cao mới, mở ra một lĩnh vực những khả năng mới cho nhiều công nghệ và doanh nghiệp khác. 5G trên thực tế nhanh hơn từ 10 đến 100 lần so với mạng 4G .
Vào năm 2023 -2024, số lượng kết nối 5G sẽ vượt qua con số 1 tỷ trên toàn thế giới.
5. Lưới an ninh Mạng (Cybersecurity Mesh)
Khi thế giới đang chuyển sang kỹ thuật số, an ninh mạng thực sự là một trong những công nghệ có sự tăng trưởng lớn về nhu cầu và mức độ phổ biến trong những năm tới. Do dữ liệu đang trở thành tài sản có giá trị cao nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, đòi hỏi phải bảo vệ dữ liệu và thông tin khỏi bất kỳ hình thức tấn công mạng hoặc xâm phạm dữ liệu nào.
Lưới an ninh mạng là một chiến lược phòng thủ mạng nhằm bảo vệ độc lập từng thiết bị với vòng bảo mật riêng như tường lửa và các công cụ bảo vệ mạng. Nhiều phương pháp bảo mật sử dụng một vòng bảo mật duy nhất để bảo vệ toàn bộ môi trường CNTT, nhưng Lưới an ninh mạng sử dụng một cách tiếp cận toàn diện.
Theo báo cáo của Gartner, Mạng lưới bảo mật không gian mạng là xu hướng ứng dụng công nghệ chính cho năm 2021.
6. Đám mây phân tán (Distributed Cloud)
Công nghệ Đám mây phân tán ra đời, đẩy ứng dụng Điện toán đám mây lên một tầm cao mới. Công nghệ liên quan đến việc phân phối những dịch vụ điện toán đám mây công cộng đến các vị trí địa lý riêng biệt, được quản lý tập trung bởi nhà cung cấp điện toán đám mây công cộng ban đầu cho những hoạt động cập nhật, phân phối và các tác vụ liên quan khác.
Ngoài ra, những công nghệ mới như Internet vạn vật (IoT), Trí tuệ nhân tạo, v.v. đòi hỏi xử lý dữ liệu khổng lồ trong thời gian thực cũng sẽ có được ảnh hưởng tích cực từ công nghệ Đám mây phân tán.
Đến năm 2025, nhiều nền tảng điện toán đám mây sẽ cung cấp một số dịch vụ Đám mây phân tán thực thi tại điểm cần thiết.
7. Thực tế Tăng cường và Thực tế ảo (AR & VR)
Thực tế tăng cường và Thực tế ảo là một trong những công nghệ được ứng dụng mạnh trên thế giới trong vài năm qua và dự kiến sẽ thống trị nhiều lĩnh vực quan trọng trong những năm tới. Thực tế ảo (VR) liên quan đến việc tạo ra một môi trường mô phỏng thế giới vật chất với sự trợ giúp của công nghệ máy tính, Thực tế tăng cường (AR) sẽ cải thiện môi trường đó bằng việc sử dụng những yếu tố do máy tính tạo ra. Thực tế tăng cường AR và Thực tế ảo VR đang được các nền tảng Ed-Tech ứng dụng mạnh mẽ để mang lại trải nghiệm học tập tốt hơn cho sinh viên.
Thị trường AR và VR trên toàn thế giới dự kiến sẽ đạt khoảng 150 tỷ USD trong 3-4 năm.
8. Máy tính lượng tử (Quantum computing)
Mặc dù Máy tính lượng tử không còn là tên gọi mới trong thế giới công nghệ - nhưng đã chứng kiến sự tăng vọt về nhu cầu trong những năm gần đây. Đặc biệt, trong thời gian bùng phát dịch Covid-19, Máy tính lượng tử đã phát triển mạnh mẽ trong năm 2021.
Thị trường điện toán lượng tử trên toàn thế giới dự kiến sẽ đạt khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2029, cho thấy một số dấu hiệu tích cực về tương lai tươi sáng của Điện toán lượng tử trong thế giới công nghệ.
9. Công Nghệ Xanh (Green technology)
Công nghệ xanh được biết đến là công nghệ bền vững, thân thiện môi trường, lượng xả thải carbon thấp, đang phát triển và có vị trí thống trị trong tương lai của thế giới.
Mục tiêu của công nghệ xanh là bảo vệ môi trường, sửa chữa những thiệt hại đã gây ra cho môi trường trong quá khứ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của Trái đất. Công nghệ xanh cũng đã trở thành một ngành công nghiệp đang phát triển thu hút lượng vốn đầu tư khổng lồ.
10. Chuỗi khối (Blockchain)
Bản chất thực của Blockchain là cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin, liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian.
Nhu cầu về công nghệ blockchain đang tăng lên nhanh chóng nhằm phát triển các giải pháp kinh doanh mạnh mẽ với nguyên nhân chính là cấp độ bảo mật cao và tính minh bạch hệ thống. Thị trường toàn cầu của công nghệ blockchain dự kiến đạt khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025.
Tổng hợp theo Dân trí