Sử dụng phương tiện công cộng đang là một xu hướng tất yếu khi giá xăng dầu không ngừng leo thang, sự tắc nghẽn giao thông thường xuyên ở các thành phố và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Tạp chí Businessweek đã lựa chọn ra 10 phương tiện công cộng công nghệ cao, khả năng vận hành tốt và thân thiên môi trường nhất trên toàn thế giới.
1. Xe buýt chạy bằng pin nhiên liệu (Công ty fuel-cell California)
Kết hợp với hai đối tác Chevron và Hydrogenics, công ty fuel-cell California đã ra mắt những xe buýt chạy bằng pin nhiên liệu năm 1999, tổng chi phí ước tính 39 triệu USD. California, một bang nước Mỹ nổi tiếng với những quy định khắt khe mức khí thải ô tô đã đặt 9 xe buýt sản xuất bởi công ty ISE and Thor Industries. Chúng kết hợp pin nhiên liệu và hệ thống hybrid-electric, mỗi xe trị giá hơn 3 triệu USD.
2. Taxi không người lái (BBA, Sân bay Heathrow, London)
Hãng Cardiff (xứ Wales) với một hệ thống giao thông cực hiện đại đã tạo cú thành công ngoạn mục hệ thống xe công cộng ULTRa năm 2002 (ước tính 4 triệu USD). Đó là những chiếc xe tự động, chở 4 người và sẽ được đưa vào kinh doanh thương mại tại sân bay Heathroww, London vào năm 2008.
3. Xe hơi điện (Hãng Global Electric Motocars - DaimlerChrysler)
Những xe hơi điện tuy tốc độ thấp nhưng với khí thải nhiên liệu bằng không đảm bảo là một phương tiện giao thông công cộng lý tưởng ở trường học, những khu buôn bán hay trung tâm thành phố đông đúc. Đây là những "đứa con cưng" của hãng Global Electric Motocars, sở hữu bởi hãng xe Đức DaimlerChrysler. Năm ngoái, hãng đã trình làng một mẫu xe chạy bằng pin hóa học 12 volt, có thể chạy 64 km sau mỗi lần nạp pin với tốc độ 30 km/h.
4. Xe điện ngầm tự động (Dubai)
Dubai, một thành phố hiện đại của các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất hiện có số dân 1.1 triệu người. Với mức tăng trưởng 6.4% hàng năm, đến năm 2017, số dân sẽ lên tới 3 triệu người. Để giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn giao thông, thành phố đã bắt tay xây dựng một hệ thống xe điện ngầm hoàn toàn tự động có độ dài 320 km lớn nhất thế giới. Giai đoạn đầu tiên ( 70 km) sẽ được hoàn thành vào năm 2010. Hệ thống này xây dựng bởi liên hiệp 4 công ty Mitsubishi Heavy Industries, Obayashi, Kajima của Nhật Bản cùng với công ty của Tây Ban Nha, Turkish với số vốn 4.2 tỷ USD.
5. Tàu hỏa Shinkansen (Đường sắt phía Đông Nhật Bản)
Với mục tiêu tạo ra tàu hỏa được sử dụng có tốc độ nhanh nhất thế giới vào năm 2011, Nhật Bản đang thử nghiệm vật mẫu đầu tiên của FASTECH 360, model mới nhất của đội ngũ “viên đạn” Shinkanse lừng danh. Mẫu tàu hỏa này đặt mục tiêu trở thành xe hỏa nhanh nhất thế giới và có vận tốc 360 km/h.
6. Hệ thống giao thông Dualmode ( Công ty thiết kế Silvertip – Anh)
Carl Henderson, kỹ sư cố vấn của công ty thiết kế Silvertip vương quốc Anh, đã từng mơ về một chiếc xe có sự dung hòa trọng lượng của một chiếc xe tải, sự chuyển động khéo léo của xe buýt, và tốc độ của một tàu hỏa. Chiếc concept Bladerunner ra đời đã hiện thực hóa ước mơ đó. Nó có thể chở được 105 hành khách ở cả đường quốc lộ và đường chuyên dụng dành cho xe lửa. Để những chiếc concept này không còn là ý tưởng đòi hỏi số tiền hơn 3 tỷ USD và phải mất 10 năm để hoàn thành cả xe và cả hệ thống đường.
7. Trạm thu phí xe tự động (bang Illinois- nước Mỹ)
Một chương trình giảm tắc nghẽn giao thông ước tính 5.3 tỷ USD của bang Illinois nước Mỹ đã được đưa ra vào năm 2005. Chương trình này mục tiêu đến năm 2010, giảm thiểu thời gian của các phương tiện giao thông công cộng xuống 20 phút bằng cách tạo ra những trạm thu phí tự động. Cách đây 2 năm, ủy ban giao thông của thành phố Kansas và hãng kiến trúc HNTB cũng đã xây dựng 20 trạm tự động trị giá 400 triệu USD.
8. Xe buýt tự động (Hiệp hội Fraunhofer- Đức)
Tổ chức lớn nhất của Đức về nghiên cứu ứng dụng, Hiệp hội Fraunhofer đã giới thiệu kiểu mẫu đầu tiên của loại xe AutoTram vào năm 2005. Mẫu xe có chiều dài 36m chỉ chạy 25% nhiên liệu so với những xe buýt thông thường và hầu hết khí thải của chúng là hơi nước sạch.
9. Xe lửa Bullet (Hiệp hội Đường sắt Trung Quốc)
Tháng 4 năm 2007, với việc trình làng "anh chàng" bóng bẩy mỡ màng, D460, Trung Quốc tỏ ra "bằng chị bằng em" với người láng giềng Nhật Bản trong công nghệ chế tạo xe lửa tốc độc cao. Vận tốc của nó đạt 250 km/h, rút thời gian xe lửa thông thường xuống 1/2 và mỗi ngày chở một lượng khách là 340.000 người. Nó được sản xuất tại Trung Quốc, sử dụng công nghệ hợp tác với các nhà sản xuất Nhật Bản, Đức, Pháp và Canada.
10. Taxi tiết kiệm nhiên liệu (hãng Standard Taxi)
Tại triển lãm New York International Auto Show năm nay (tháng 4/2007) đã xuất hiện một mẫu xe mới có thể thay thế cho những taxi thông thường. Một thiết kế của hãng Standard Taxi sẽ tạo một cú hích cho những con đường nước Mỹ vào năm 2008. Nó đặc trưng bởi động cơ đốt trong có thể chuyển sang chạy bằng khí tự nhiên giúp tiết kiệm nhiên liệu một cách tối đa. Mẫu xe taxi này có giá 25.000 USD.
Nguồn Khoa học