Tên sách: Các nhà tư tưởng và các ý tưởng chính trị hiện đại
Tác Giả: Tudor Jones
Năm Xuất Bản: 2018
Số Trang: 356
Nhà Xuất bản: NXB Tri thức
1.Tác giả
Tiến sĩ Tudor Jones là người nổi tiếng về cách tiếp cận độc đáo đối với các vấn đề chính trị. Ông từng giảng dạy lí thuyết chính trị và chính trị Anh tại các trường Đại học Mansfield, Somerville, Oxford. Ông hiện là Giảng viên Cao cấp ngành Chính trị tại Đại học Conventry, và đã xuất bản một số bài viết về chính trị Anh. Năm 1992 là ứng cử viên nghị viện đảng Dân chủ Tự do.
2. Tác phẩm
Các nhà tư tưởng và các ý tưởng chính trị hiện đại: Một dẫn nhập lịch sử là một quyển sách mới mẻ nhằm khơi gợi, cung cấp cho người đọc những kiến thức dẫn nhập dễ tiếp cận trong các lĩnh vực then chốt về tư tưởng chính trị hiện đại. Bằng cách kết hợp những cách tiếp cận theo chủ đề về mặt lịch sử và triết học một cách rõ ràng, cuốn sách này trình bày những ý tưởng và tác phẩm của một số nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất trong thời hiện đại, và đặt chúng vào trong bối cảnh lịch sử.
Tác phẩm Các nhà tư tưởng và các ý tưởng chính trị hiện đại trình bày:
- Những khái niệm then chốt về lí thuyết chính trị hiện đại như: chủ quyền quốc gia, nghĩa vụ chính trị và bất tuân dân sự; tự do; quyền; bình đẳng và công bằng xã hội.
- Các ý tưởng của những nhà tư tưởng chính trị then chốt như: Machiavelli; Hobbes; Locke; Rousseau; Burke; Paine; Wollstonecraft; J. S. Mill; T. H. Green; và Marx.
- Một khung rõ ràng và mạch lạc cho mỗi chương, cung cấp kiến thức về: (a) sự phát triển và ý nghĩa lịch sử của mỗi khái niệm trong từng tư tưởng chính trị hiện đại; (b) cách thức mà các nhà tư tưởng chính trị làm sáng tỏ mỗi khái niệm; và (c) bản chất của cuộc tranh luận hiện thời xoay quanh mỗi khái niệm then chốt, được khảo sát bởi những nhà tư tưởng chính trị đương thời.
- Tiểu sử cá nhân, cuộc đời, các ý tưởng và các lí thuyết của những nhà tư tưởng chính trị lớn.
Tiến sĩ Tudor Jones - Giáo sư chính trị tại Đại học Coventry.
3. Mục lục
Lời cảm ơn
Lời giới thiệu
Vài bình luận về phương pháp luận
Cách tiếp cận, bố cục, và nội dung quyển sách
Chương 1: Chủ quyền
Mục A: Sự phát triển của khái niệm về mặt lịch sử
Mục B: Machiavelli bàn về quyền lực của Quân vương
Mục C: Những tranh luận đương thời
Đọc thêm
Chương 2: Nghĩa vụ chính trị
Mục A: Sự phát triển của khái niệm về mặt lịch sử
Mục B: Lí thuyết của Hobbes về nghĩa vụ chính trị: khế ước xã hội và an ninh xã hội 95
Mục C: Những tranh luận đương thời
Đọc thêm
Xem thêm
Chương 3: Tự do
Mục A: Sự phát triển của khái niệm về mặt lịch sử: cách diễn giải khái niệm tự do trong các truyền thống khác nhau
Mục B: Locke bàn về tự do như một quyền tự nhiên
Mục C: Những tranh luận đương thời
Đọc thêm
Chương 4: Quyền
Mục A: Sự phát triển của khái niệm quyền về mặt lịch sử
Mục B: Lí thuyết của Locke về quyền tự nhiên
Mục C: Những tranh luận đương đại
Đọc thêm
Chương 5: Bình đẳng
Mục A: Bình đẳng hình thức hay nền tảng
Mục B: Tầm nhìn của Rousseau về sự bình đẳng dân chủ
Mục C: Những tranh luận đương thời
Danh mục tham khảo
Danh mục tiểu sử các nhà tư tưởng
Niccolò Machiavelli
Thomas Hobbes
Jean-Jacques Rousseau
John Stuart Mill
Thomas Hill Green
Edmun Burke
Thomas Paine
Mary Wollstonecraft
Karl Marx
3) Lời giới thiệu
Luôn tồn tại tính liên tục trong sự phản tư hay tự biện về những vấn đề liên quan tới nhà nước và tới mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước. Và cũng luôn tồn tại những lí tưởng nhân văn bền lâu - như tự do, bình đẳng, quyền, và v.v… - được diễn giải và phát triển qua những tác phẩm của các nhà tư tưởng chính trị theo truyền thống rộng lớn này, dù theo những cách rất khác nhau và trong những bối cảnh khác biệt về mặt lịch sử.
[...]
Năm khái niệm trong quyển sách này - cụ thể là chủ quyền, nghĩa vụ chính trị, tự do, quyền, và bình đẳng - sẽ tạo nên khuôn khổ trong đó triển khai những giải thích mang tính mô tả và diễn giải về các lí thuyết và lập luận được các nhà tư tưởng chính trị lớn phát triển.
(Trích Lời giới thiệu)
Theo nxbtrithuc