Tính đến 7h ngày 10/5, thế giới đã có 4.097.746 người nhiễm Covid-19. (Nguồn: Shutterstock) |
Hiện 22.614 bệnh nhân đang nằm viện (giảm 110 ca so với hôm trước), trong đó 2.812 người phải chăm sóc đặc biệt (giảm 56 ca). Như vậy, sức ép lên khoa hồi sức tích cực tại các bệnh viện tiếp tục đà giảm từ một tháng nay. Đến nay, 56.038 người đã khỏi bệnh và ra viện.
Giới chức y tế và chính quyền địa phương đã gia tăng lời kêu gọi "cảnh giác" tại Nouvelle-Aquitaine, một vùng được xếp vào nhóm ít nguy cơ, sau khi xuất hiện hai ổ dịch bệnh Covid-19.
Một ổ dịch bùng phát tại tỉnh Dordogne sau một đám tang cuối tháng 4. Một ổ dịch khác được phát hiện ở tỉnh Vienne, sau cuộc họp của giáo viên và nhân viên một trường trung học cơ sở để chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại vào ngày 18/5.
Tại cuộc họp của ủy ban hỗn hợp nghị viện cùng ngày, các hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ đã đạt được một thỏa thuận về dự luật kéo dài tình trạng y tế khẩn cấp đến ngày 10/7, trước khi chính thức được thông qua.
Các nghị sĩ cũng đề xuất sửa đổi bộ luật y tế công, để tính đến "các kỹ năng, quyền hạn và phương tiện" của chính quyền trong tình huống khủng hoảng được coi là "tình trạng y tế khẩn cấp".
Các nghị sĩ cũng đồng ý về một điểm nhạy cảm khác của dự luật: theo dõi bệnh nhân Covid-19 qua một "hệ thống thông tin", được kết nối với cơ quan bảo hiểm y tế. Việc sao lưu dữ liệu trong hệ thống này bị giới hạn trong vòng 3 tháng, khác với dự án triển khai ứng dụng StopCovid trên điện thoại thông minh, hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez ngày 9/5 cảnh báo đại dịch Covid-19 vẫn là một mối đe dọa khi nước này chuẩn bị nới lỏng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt.
Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, Tây Ban Nha lên kế hoạch nới lỏng theo từng giai đoạn tới cuối tháng 6, với khoảng một nửa dân số 47 triệu người của nước này được phép ra ngoài tiếp xúc xã hội ở một mức độ hạn chế từ ngày 11/5, trong khi các nhà hàng được cung cấp một số dịch vụ ngoài trời.
Trong bài phát biểu, Thủ tướng Sanchez nêu rõ: "Tôi kêu gọi các bạn thận trọng và cảnh giác tối đa do virus vẫn chưa biến mất, chúng vẫn tồn tại".
Lo ngại số ca nhiễm tăng trở lại nếu các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ quá nhanh, giới chức đã quyết định thủ đô Madrid hay Barcelona - hai vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Tây Ban Nha - đều sẽ không nằm trong giai đoạn 1 nới lỏng phong tỏa. Thành phố Granada và Malaga ở miền Nam cũng như Valencia ở miền Đông cũng vẫn sẽ được áp đặt đầy đủ các quy tắc phong tỏa.
Trong khi đó, cộng đồng tự trị Galicia ở miền Bắc, giáp với Bồ Đào Nha và xứ Basque, cũng như một số thành phố lớn như Zaragoza và Seville sẽ được hưởng một quy chế tự do mới, bao gồm được mở cửa lại nhà thờ, song số lượng người ra vào hạn chế, trong khi các cửa hàng nhỏ được đón tiếp khách có hẹn trước.
Tới nay, Tây Ban Nha đã ghi nhận gần 224.000 ca mắc Covid-19, trong đó có 26.478 ca tử vong, chỉ đứng sau Mỹ, Anh và Italy.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Anh Grant Shapps ngày 9/5 cho biết, số ca tử vong do nhiễm Covid-19 tại nước này đã tăng thêm 346 người trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca tử vong lên thành 31.587 người.
Phát biểu tại cuộc họp báo hàng ngày của Chính phủ Anh, Bộ trưởng Shapps cho hay lưu lượng giao thông sẽ chỉ giảm 10% so với mức trước khủng hoảng nếu biện pháp giãn cách xã hội được thực thi đầy đủ. Bộ trưởng Shapps cũng nói rằng cần nhiều người dân đi bộ và đạp xe hơn tới nơi làm việc.
Ngày 9/5, Serbia ghi nhận thêm 89 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên thành 10.032 người.
Theo số liệu được Viện Y tế công cộng Serbia công bố chiều 9/5, trong vòng 24 giờ qua, Serbia đã xét nghiệm cho 5.728 người, 1,55% trong số đó dương tính với SARS-CoV-2. Hiện tỷ lệ tử vong do COVID-19 tại Serbia là 2,12%.
Sau khi thấy tỷ lệ lây nhiễm thấp trong số các ca được xét nghiệm trong hơn một tuần, Serbia đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp hôm 6/5, bãi bỏ lệnh cấm đi lại, khôi phục giao thông công cộng và liên thành phố, cho phép tất cả các doanh nghiệp được làm việc trở lại. Trung tâm mua sắm đã mở cửa trở lại vào ngày 8/5, và tất cả người dân được phép sử dụng phương tiện di chuyển của thành phố tại thủ đô với các biện pháp phòng ngừa bắt buộc.
Hãng hàng không Air Serbia ngày 8/5 thông báo kế hoạch hoạt động trở lại vào ngày 18/5 với số lượng hạn chế các chuyến bay thương mại tới London, Frankfurt, Zurich và Vienna.
Theo số liệu của Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy, trong ngày 9/5, Italy ghi nhận thêm 1.043 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 218.268 trường hợp.
Trong khi đó, tổng số ca tử vong tăng lên 30.395 người (tăng 194 ca trong vòng 24 giờ qua). Có thêm 4.008 bệnh nhân hồi phục trong ngày, nâng tổng số ca hồi phục lên 103.031 người. Số ca phải điều trị tích cực tiếp tục giảm 134 ca xuống còn 1.034 trường hợp.
Giới chuyên gia, nghị sĩ và cựu quan chức Mỹ ngày 9/5 đã lên tiếng chỉ trích chính quyền Mỹ hiện tại thiếu nỗ lực chung tay cùng thế giới ứng phó với đại dịch Covid-19 vào thời khắc cấp thiết nhất.Theo số liệu được Bộ Y tế Brazil công bố ngày 9/5, Brazil - quốc gia Mỹ Latin chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 - đã ghi nhận hơn 10.000 ca tử vong do dịch bệnh. Tới nay, Brazil đã ghi nhận tổng cộng 155.939 ca mắc Covid-19, trong đó có 10.627 ca tử vong.
Tờ New York Times cho rằng việc Mỹ ngừng viện trợ cho Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO), không tham gia hội nghị các nước viện trợ vaccine ở châu Âu và không cho phép các nhân viên y tế của các nước nghèo mua khẩu trang và găng tay bằng viện trợ của Mỹ khiến các nước đồng minh phải quan ngại về tình hình cắt giảm chi tiêu của cường quốc này.
Thượng nghị sĩ Robert Menendez đại diện bang New Jersey, người của đảng Dân chủ, cho rằng Mỹ cần phải tham gia vào những quyết định ở tầm cỡ toàn cầu trong cuộc chiến chống đại dịch nếu muốn chính Mỹ có thể kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh tại nước mình và đó cũng là cách nước Mỹ đã luôn đối mặt với những nguy cơ khủng hoảng trên thế giới trong hơn 100 năm qua.
Bà Gayle E. Smith, cựu quan chức phụ trách cơ quan viện trợ của Mỹ dưới thời tổng thống Obama khẳng định rằng việc Mỹ chủ động tham gia vào các tổ chức quốc tế như WHO là rất cần thiết nhằm giữ vai trò đầu tầu của nước này trong nỗ lực kiểm soát đại dịch toàn cầu.
Tính đến sáng ngày 10/5, Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về số ca nhiễm Covid-19 với 25.218 ca nhiễm mới trong 24h qua. Trong đó, 80. 032 người đã tử vong, 237.193 người bình phục.
Bộ Y tế nước này cho biết, có ít nhất 4.831 trường hợp mắc Covid-19 vẫn đang được điều trị, trong đó 241 người điều trị tại bệnh viện và 4.590 người được điều trị tại nhà hoặc tại các khách sạn được sử dụng làm khu cách ly cho người bệnh.Bộ Y tế Israel tối 9/5 ghi nhận thêm 2 bệnh nhân qua đời, nâng tổng số ca tử vong vì virus SARV-CoV-2 lên tới 247 người.
Tính đến tối 9/5, có 79 bệnh nhân vẫn trong tình trạng nghiêm trọng, 64 bệnh nhân phải thở máy. Tính đến thời điểm này, 11.376 bệnh nhân đã hồi phục.Trong 24 giờ qua, ngành y tế nước này đã tiến hành 8.159 xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Trang mạng NDTV ngày 9/5 đưa tin Ấn Độ đã đưa ra quy định không cần xét nghiệm đối với các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 trước khi cho xuất viện nếu họ không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ.
Quy định mới được Bộ Y tế Ấn Độ đưa ra cùng ngày trong bối cảnh số bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 tại nước này lên tới gần 60 nghìn, gây ra gánh nặng cho các cơ sở y tế trên cả nước.
Theo đó, các trường hợp rất nhẹ, nhẹ và tiền triệu chứng có thể xuất viện sau 10 ngày khởi phát triệu chứng của bệnh và 3 ngày không sốt mà không cần xét nghiệm PCR mã ngược hoặc RT-PCR. Đối với các trường hợp triệu chứng vừa, bệnh nhân cũng có thể được xuất viện sau 10 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng nếu hết sốt trong vòng ba ngày và không cần hỗ trợ thở oxy.
Trong tất cả những trường hợp trên, người bệnh sẽ tiếp tục phải tự cách ly tại nhà thêm 7 ngày.
Quy định sửa đổi của Bộ Y tế Ấn Độ cũng yêu cầu những người có triệu chứng nặng sẽ được xuất viện chỉ cần sau một lần xét nghiệm âm tính.
Trước đó Ấn Độ quy định bệnh nhân chỉ được xuất viện sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính hai lần.
Ngày 9/5, truyền thông nhà nước Ai Cập dẫn thông báo của Bộ Y tế cho hay, nước này đã phát hiện thêm 488 ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tiếp tục tăng mạnh ở Ai Cập bất chấp việc nhà chức trách nước này áp dụng nhiều biện pháp hạn chế lây lan trong tháng lễ Ramadan năm nay.
Theo Bộ Y tế Ai Cập, tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này hiện là 8.964 trường hợp trong khi số ca tử vong là 514, trong đó 11 trường hợp tử vong mới được ghi nhận. Ngoài ra, cùng ngày cũng đã có 57 bệnh nhân được ra viện, nâng tổng số người khỏi bệnh Covid-19 lên thành 2.002 người.
Kể từ giữa tháng 3 vừa qua, Ai Cập đã áp dụng hàng biện pháp nhằm kiềm chế sự lây lan của dịch Covid-19, trong đó có đóng cửa các trường phổ thông và đại học, các thánh đường Hồi giáo và nhà thờ thuộc Giáo hội Cơ đốc Ai Cập đồng thời tạm ngừng các chuyến bay quốc tế.
Ngoài ra, quốc gia Bắc Phi cũng thực hiện lệnh giới nghiêm vào ban đêm vốn bắt đầu từ 21h đêm hôm trước đến 6h sáng hôm sau.
Giới chức nước này cho rằng Ai Cập sẽ phải cùng chung sống với dịch bệnh nguy hiểm này khi họ sẽ tiếp tục những nỗ lực để mở cửa nền kinh tế sau khi kết thúc tháng lễ Ramadan vào cuối tháng này.
Châu Phi đang trở thành "điểm nóng" về Covid-19 khi số ca nhiễm tại nhiều quốc gia thuộc châu lục này gia tăng. (Nguồn: AP) |
Ngày 9/5, Bộ Y tế Nam Phi thông báo nước này ghi nhận 9.420 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 sau khi phát hiện thêm 525 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Đây cũng là ngày có ca nhiễm cao thứ 2 kể từ khi quốc gia này thông báo ca nhiễm đầu tiên hôm 5/3.
Cũng trong 24 giờ qua, Nam Phi ghi nhận thêm 8 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số ca tử vong do căn bệnh hiện vẫn chưa có vaccine hữu hiệu này lên 186 trường hợp, chiếm khoảng 2% tổng số ca nhiễm.
Theo Bộ trưởng Y tế Zweli Mkhize, tỉnh Western Cape - nơi có thành phố mang tính biểu tượng của du lịch toàn cầu Cape Town, hiện là ổ dịch lớn nhất tại Nam Phi với 4.809 ca mắc Covid-19 cùng 95 trường hợp tử vong. Đứng thứ hai là tỉnh Gauteng, nơi đặt thủ đô hành chính Pretoria và thủ phủ kinh tế Johannesburg, với 1.910 ca nhiễm virus SARS-CoV-2.
Trước đó, hôm 8/5, Văn phòng Tổng thống Nam Phi thông báo Tổng thống Cyril Ramaphosa đã quyết định tạm tha gần 19.000 phạm nhân thuộc nhiều loại tội phạm đang chấp hành án nhằm phòng chống sự lây lan của dịch Covid-19 trong các trại giam của của nước này vốn được coi là khu vực có nguy cơ cao về lây nhiễm.
Theo Văn phòng Tổng thống, quyết định trên được đưa ra nhằm đáp lại lời kêu gọi của Cao ủy về nhân quyền Liên hợp quốc tới tất cả các quốc gia nhằm giảm số phạm nhân thi hành án tại các nhà tù để thực hiện biện pháp giãn cách xã hội và tự cách ly xã hội trong giai đoạn dịch bệnh.
TGVN