Tên sách: Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Quốc Vương
Năm xuất bản: 2019
Số trang: 284
Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội
"Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam" có thể coi là sự tiếp nối của " Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản" (NXB Phụ nữ, 2016).
"Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam" là tập hợp những bài viết của tác giả về giáo dục Việt Nam và những vấn đề liên quan đến giáo dục trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2014 đến nay. Phần lớn trong khoảng thời gian đó tác giả học ở Nhật Bản. Khoảng cách về địa lý khiến tác giả gặp khó khăn trong việc tiếp cận, quan sát trực tiếp hiện trường giáo dục Việt Nam, nhưng nó cũng đem lại cho tác giả một lợi thế: có thể quan sát và suy ngẫm về giáo dục nước nhà từ bên ngoài, bằng con mắt của " người ngoài cuộc" và tư duy so sánh.
Những bài viết về giáo dục Việt Nam trong cuốn sách này là kết quả của cái nhìn và suy ngẫm ấy.
Cho dù chúng được viết ra ở nhiều thời điểm khác nhau, có những bài được viết theo dòng thời sự, nhưng xét cho cùng, ở tất cả những bài viết ấy, khi phân tích và lý giải nguyên nhân của khùng hoảng giáo dục và gợi ý cách thức cải cách của tác giả đều hồi quy chúng về môt điểm là " triết lý giáo dục". Nói cách khác " triết lý giái dục" đã trở thành "cơ cấu" quan trọng số một và chủ yếu để tác giả sử dụng khi phân tích và lý giải các vấn đề của giáo dục Việt Nam.
Theo fahasa