Biện pháp này vừa hạn chế được tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, tránh nguy cơ cao truyền bệnh qua vật trung gian, bởi SARS-CoV-2 có thể tồn tại lên tới 24 giờ trên bề mặt giấy. Theo đó, sau khi xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR, bệnh viện và cơ sở y tế có thể gửi kết quả điện tử kèm QR-Code qua điện thoại di động. Người dân không phải đến tận nơi đợi kết quả trong tình trạng xếp hàng, chen lấn. Các công ty, địa phương yêu cầu kết quả xét nghiệm để lưu thông đi lại, chỉ cần quét mã này. Một số thông tin cá nhân, ngày xét nghiệm, địa chỉ và kết quả xét nghiệm âm tính được cung cấp đầy đủ. Phương pháp này hạn chế tình trạng lây lan virus không rõ nguồn gốc, thành phố vẫn có thể quản lý tốt số lượng người xét nghiệm. Ngoài ra, trên QR-Code cũng cần có thời hạn sử dụng nhất định (do cơ quan quản lý quy định), người dân cần tiếp tục đi xét nghiệm nếu muốn di chuyển tới vùng khác. Ưu điểm của việc sử dụng QR-Code là cơ quan quản lý có thể tích hợp được thông tin người dùng với dữ liệu khai báo y tế. Vì vậy, trong trường hợp phát hiện F0, F1 sẽ truy vết rất nhanh.
Theo Khoa học và Đời sống