Tên sách: Nền tảng tâm linh của giáo dục
Tác Giả: Rudolf Steiner
Năm Xuất Bản: 2021
Số Trang: 240
Nhà Xuất bản: NXB Tri thức
1) Tác giả
Rudolf Steiner là học giả khoa học, văn học và triết học nổi tiếng, đặc biệt với công trình nghiên cứu khoa học ở Viện Goethe (Đức). Bước sang thế kỉ XX, ông bắt đầu phát triển các nguyên tắc triết học trước đây của mình thành một phương pháp tiếp cận để nghiên cứu các hiện tượng tâm lí và tâm linh. Tài năng của ông đã dẫn đến các phương pháp tiếp cận sáng tạo và toàn diện trong y học, khoa học, giáo dục, triết học, tôn giáo, nông nghiệp, kiến trúc, kịch, eurythmy, ngôn ngữ và các lĩnh vực khác.
2) Tác phẩm
Nền tảng tâm linh của giáo dục là một trong những bài giảng xuất sắc của Rudolf Steiner về phương pháp giáo dục Waldorf vì có cái nhìn rộng rãi, sâu sắc, táo bạo và có khả năng tiếp cận cao. Bài giảng được đưa ra năm 1922 tại Đại học Mansfield, Oxford, Anh và thính giả là những người danh tiếng nhất mà Steiner từng thuyết giảng. Đó là hội nghị về “Giá trị tâm linh trong giáo dục và đời sống xã hội” với khoảng 200 người tham dự. Tiến sĩ Millicent Mackenzie, sau này là Giáo sư Giáo dục tại thành phố Cardiff (Wales) - người mà Steiner rất kính trọng - giữ vai trò chủ tọa trong các bài giảng. Bộ trưởng Bộ Lao động, Tiến sĩ H. A. L. Fisher chịu trách nhiệm điều khiển Hội nghị. Các diễn giả khác là những tên tuổi nổi tiếng như học giả cổ điển vĩ đại Gilbert Murray, nhà văn A. Clutton Brock, Giáo sư Maxwell Garnett và Edward Holmes.
3) Mục lục
-Lời nhà xuất bản
-Lời giới thiệu
-Bài giảng thứ nhất
Nền tảng tâm linh của giáo dục
-Bài giảng thứ hai
Nhận thức tâm hồn và tâm linh
-Bài giảng thứ ba
Nền tảng tâm linh của giáo dục thể chất
-Bài giảng thứ tư
Nghệ thuật giáo dục trẻ nhỏ
-Bài giảng thứ năm
Nghệ thuật giáo dục trẻ em từ 7 đến 15 tuổi
-Bài giảng thứ sáu
Giáo viên là người nghệ sĩ
-Bài giảng thứ bẩy
Cơ cấu tổ chức của trường Waldorf
-Bài giảng thứ tám
Giáo dục đạo đức
-Bài giảng thứ chín
Giáo viên trường Waldorf
-Các nền tảng của giáo dục Waldorf
-Các bài giảng và tác phẩm về giáo dục của Rudolf Steiner
-Chúdẫn
4) Điểm nhấn
“Giáo viên cần có tâm trí cởi mở, sẵn sàng đón nhận kiến thức mới mỗi ngày và khuynh hướng có thể biến đổi tri thức tích lũy thành tiềm lực giúp tâm trí luôn rộng mở đón nhận cái mới. Điều này giúp con người khỏe mạnh, trẻ trung và năng động. Một trái tim cởi mở đón nhận những thay đổi trong cuộc sống - sự mới mẻ bất ngờ và tiếp diễn của cuộc sống - phải là bản chất và tâm tính cơ bản của một giáo viên trường Waldorf”.
Theo nxbtrithuc