Ngày cá tháng tư còn được gọi là ngày nói dối hay ngày nói khoác. Đây cũng là ngày đầu tiên của tháng 4, ngày mà mọi ngời trên thế giới có thể nói dối với nhau mà không lo người kia giận dữ. Trong ngày này bạn có thể nối dối cả ngày càng nhiều càng tốt. Có một số nơi việc nói dối sẽ được kết thúc vào buổi trưa và những ai tiếp tục nói dối sau đó thì sẽ gặp những điều không may mắn. Vậy nguồn gốc của ngày cá tháng tư bắt nguồn từ đâu. Các bạn cùng đón xem để hiểu rõ hơn về sự thú vị của ngày nói dối này nhé.
Nguồn gốc, ý nghĩa
Biết ngày Cá tháng tư là ngày nói dối rồi nhưng nguồn gốc của nó xuất phát từ đâu vẫn còn là nhiều tranh cãi và thắc mắc. Tuy nhiên, hầu hết đều tán thành với ý kiến cho rằng nguồn gốc của ngày nói dối là ở nước Pháp và cụ thể là vào thời vua Charles IX. Câu chuyện về nguồn gốc ngày Cá tháng tư được công chúng biết đến rộng rãi trong cho ngày Cá tháng tư đó là:
Vào năm 1564, khi nhà vua Charles IX quyết định thay đổi niên lịch của nước mình (lịch Julian (lấy tên từ Julius Caesar) được thay thế bởi lịch Gregorian), ông muốn đưa ngày Tết truyền thống trước đây hay diễn ra từ cuối tháng 3 và đầu tháng 4, sang ngày 1-1. Trong lịch Julian cũ, năm mới bắt đầu từ 25 tháng 3 và ngày lễ kỷ niệm năm mới thường được tổ chức sau đó 1 tuần (tức là rơi vào khoảng 1/4) vì tuần có ngày 25/3 lại vướng vào Holy Week.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nhiều vùng miền trên nước Pháp không phải nơi nào cũng tiếp nhận được thông tin cải cách này, nên họ vẫn cho diễn ra ngày mừng năm mới theo lịch cũ. Những người này bị cho là kẻ ngốc, thiếu nắm bắt thông tin và bị dán một tờ giấy vẽ con cá trên lưng, chính vì thế mà cái tên cá tháng tư cũng bắt nguồn từ đây, tại nước Pháp này rồi sau đó lan ra nhiều nơi.
Cũng có người cho rằng: sau khi đã đổi lịch sang lịch mới và kỷ niệm năm mới vào ngày 1/1, một vài người vẫn muốn ăn Tết lần thứ hai bằng cách lừa mọi người nhớ lại rằng 1/4 mới là ngày lễ kỷ niệm năm mới. Trong ngày đó, người đi lừa thường mời người bị lừa tới các bữa tiệc mừng năm mới không tồn tại trên thực tế.
Ngoài ra, tháng tư cũng là thời điểm những loài cá dễ bị đánh bắt do đi riêng lẻ ví như cá Thu, chính vì vậy Cá tháng Tư trở thành khái niệm ám chỉ sự khờ dại, ngây ngô.
Ngày Cá tháng tư chính là thời điểm giúp cho mọi người có thể dùng lời nói dối mà không mang ý gây hại nhằm đem lại tiếng cười cho nhau, ngày này con người ta cũng sẽ dễ tha thứ, tâm trạng vui vẻ, ai nấy cũng không tỏ vẻ quá nghiêm túc hay khó tính.
Ở Việt Nam ngày Cá tháng tư đối với giới trẻ cũng khá sôi nổi, đa phần là những trò đùa tinh quái, đùa vui chứ không hề tai hại.
Không nên nói dối điều gì vào ngày Cá tháng tư
Vào ngày này bạn có thể vô tư nói dối, thậm chí là tranh thủ tỏ tình với crush mà không lo sợ bị bẽ mặt. Thế nhưng vui thôi đừng vui quá, có những điều không nên đùa dai vào ngày này ví như:
- Sinh mệnh, chết chóc, sức khỏe: Điều không nên nhất chính là đem sức khỏe, cái chết ra làm trò đùa, vì nó không hề có tí duyên dáng và hay ho tí nào. Có cả hàng nghìn cách để đùa thì nên loại bỏ những vấn đề về sức khỏe và sinh mệnh của mình ra làm trò tiêu khiển vì có thể nó sẽ phản bác ngược lại.
Đùa ở mức độ cho phép đừng để mọi chuyện đi quá xa - Ảnh chế
- Nói dối về đồ ăn: Tưởng chừng như vô hại lại hại không tưởng, nhiều người bị dị ứng với một vài thứ, có người không biết điều đó hoặc biết mà cố đùa sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bị lừa, phậm chí là cướp đi mạng sống của họ chỉ vì trò đùa ngu ngốc này.
- Cầu hôn, chia tay: Ngày Cá tháng tư sẽ là thời điểm không hề thích hợp cho việc cầu hôn, hay nói lời chia tay. Cầu hôn là việc làm nghiêm túc nên đừng lấy điều này ra làm trò đùa, nếu không bạn sẽ bị cạch mặt thê thảm, nhiều người hay lấy việc chia tay ra đùa giỡn trong ngày Cá tháng tư, nhưng đùa có khi sẽ thành thật đấy.
Không nên đùa giỡn với tình cảm các bạn nhé - Ảnh chế
Có rất nhiều cách để troll bạn bè vào ngày Cá tháng tư, thế nhưng mọi việc sẽ thật vui ở mức độ nào đó, nên biết điểm dừng để câu chuyện không bị lạc đề và nghiêm trọng hơn.
Biên tập