Nhà văn người da đen Tanzania Abdulrazak Gurnah, đoạt giải Nobel văn học 2021. Ảnh: Simone Padovani / Awakening / Getty Images
Nhà văn Gurnah sinh ra lớn lên trên một trong những hòn đảo Zanzibar và đến Anh tị nạn vào những năm 1960. Ông đã xuất bản 10 tiểu thuyết và một số truyện ngắn. Anders Olsson, chủ tịch Ủy ban Nobel bình luận, các cuốn tiểu thuyết của nhà văn Tanzania, từ tác phẩm đầu tay Ký ức lên đường (Memory of Departure), kể về một cuộc nổi dậy thất bại, đến cuốn sách mới nhất vô cùng tráng lệ của ông, Afterlives (Phía sau cuộc sống), “thoát ra khỏi những mô tả khuôn mẫu và mở rộng tầm nhìn của chúng ta đến một Đông Phi đa dạng về văn hóa, rất xa lạ với nhiều người ở nhiều nơi trên thế giới ”.
Chưa có nhà văn da đen châu Phi nào đoạt giải kể từ nhà văn nữ Wole Soyinka năm 1986. Gurnah là nhà văn người Tanzania đầu tiên đoạt giải Nobel.
Cuốn tiểu thuyết thứ tư của Gurnah, Paradise lọt vào danh sách rút gọn của Giải thưởng Sách năm 1994. Ông Olsson nói, cuốn sách “có mối liên quan rõ ràng đến nhà văn Joseph Conrad trong bức chân dung về cuộc hành trình của người anh hùng trẻ tuổi trong sáng Yusuf đến Trái tim của bóng tối”, nhưng cũng là một câu chuyện dành cho người trưởng thành và một chuyện tình buồn.
Với tư cách là một nhà văn, Gurnah “đã thường xuyên và với lòng trắc ẩn sâu sắc thấu hiểu được những hậu quả của chủ nghĩa thực dân ở Đông Phi, những ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống của những người bị đẩy ra khỏi quê hương và buộc phải di cư”, Olsson phát biểu với các nhà báo ở Stockholm.
Ông Olsson cho biết, nhà văn Gurnah đang ở trong bếp khi được thông báo về chiến thắng của mình, Ủy ban Nobel đã có một cuộc trò chuyện “rất lâu và đầy hứng khởi” với ông.
Cuốn tiểu thuyết gần đây nhất của Gurnah là Afterlives (Phía sau Cuộc sống) kể về nhân vật chính Ilyas, bị quân đội viễn chinh Đức cướp đi khỏi cha mẹ khi còn là một cậu bé và trở về ngôi làng quê hương sau nhiều năm chiến đấu trong cuộc chiến chống lại chính người dân của mình. Câu chuyện, được mô tả trên tờ Guardian như là “một cuốn tiểu thuyết cực kỳ hấp dẫn, tập hợp tất cả những người phải bị lãng quên nhưng không thể nào xóa khỏi trí nhơ”.
“Trong vũ trụ văn học của Gurnah, mọi thứ đều biến đổi - ký ức, tên tuổi, danh tính. Điều này có lẽ là do dự án của ông không thể hoàn thành trọn vẹn mà cứ phải tiếp tục, ”Olsson nói. “Sự khám phá không ngừng, thúc đẩy bởi niềm đam mê trí tuệ hiện diện trong tất cả những cuốn sách của ông, nổi bật không kém lúc này, trong cuốn Phía sau cuộc sống (Afterlives), như khi ông ấy là một người tị nạn và bắt đầu viết văn lúc 21 tuổi.”
Nguồn VnExpress