Giác mạc là lớp trong suốt nằm ngoài cùng của mắt thường có đường kính khoảng 11mm. Giác mạc vừa đóng vai trò bảo vệ các bộ phận nhạy cảm bên trong mắt khỏi bụi bẩn và vi khuẩn, vừa hoạt động như một thấu kính để kiểm soát và hội tụ các tia sáng vào mắt, từ đó giúp chúng ta nhìn rõ vật ở các khoảng cách khác nhau.
Khi giác mạc bị tổn thương bởi tác động vật lý hoặc một số bệnh nhãn khoa, thị lực của con người có thể bị suy giảm trầm trọng hoặc mất hẳn. Trước thực trạng nhu cầu cấy ghép giác mạc hàng năm đều rất lớn trong khi số lượng giác mạc được hiện tặng lại khá ít ỏi, các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học NewCastle đã tìm ra cách tạo giác mác nhân tạo nhờ công nghệ in 3D.
Theo đó, các nhà khoa học đã phối trộn tế bào gốc, trích từ giác mạc khỏe mạnh, Alginate và Collagen, để tạo ra một hỗn hợp có thể in được gọi là “Bio-Ink” (tạm dịch: Mực sinh học). Sau đó, với công nghệ in 3D, họ cho ra một kết cầu gần giống hệt với giác mạc của con người. Hiện nhóm nghiên cứu này đang thực hiện những bước tiếp theo để tiến hành thử nghiệm loại giác mạc in 3D này trên người, trong thời gian sắp tới!
Đây cũng chính là loại chất lỏng có từ tính duy nhất ở điều kiện thường.
Một phát minh có tuổi đời trên dưới nửa thập kỷ đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới khoa học bởi họ tin rằng, sản phẩm này chính là chìa khóa quan trọng trong mục tiêu chữa lành bệnh ung thư.
Phát minh được nhắc đến là một loại chất lỏng đặc biệt có tên FerroFluid (còn được gọi là nước từ). Đây cũng chính là loại chất lỏng có từ tính duy nhất ở điều kiện thường, nó được NASA sáng chế vào năm 1960 nhằm kiểm soát dòng chảy của nhiên liệu lỏng trong môi trường không trọng lực. Với tính chất vật lý đặc biệt này, giới khoa học hy vọng rằng, có thể dùng Nước từ để vận chuyển thuốc, một cách có định hướng, đến các tế bào ung thư và cả các loại vi khuẩn kháng thuốc.
Thêm vào đó, kích thước của nước từ đủ nhỏ để thâm nhập vào bên trong tế bào ung thư. Vào lúc này, một từ trường sẽ được áp vào để Nước từ nóng lên và tiêu diệt tế bào ung thư, mà không hề ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh!
Trái tim nhân tạo hiện mới chỉ có kích thước bằng tim thỏ tuy nhiên nó đã có thể vận hành trơn tru.
Vào ngày 15/4 vừa qua, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Tel Aviv, Israel đã công bố chế tạo thành công một trái tim nhân tạo hoàn chỉnh, với đầy đủ các bộ phận (tế bào mạch máu, tâm thất, tâm nhĩ…) như một trái tim bình thường.
Theo đại diện của nhóm nghiên cứu, để tạo ra trái tim nhân tạo này, họ đã trích tế bào mỡ của bệnh nhân để “phản phân hóa” nó thành tế bào gốc, sau đó dùng chính tế bào gốc này biệt hóa lại thành tế bào tim và nội mô, đây cũng chính là nguyên liệu chủ chốt để tạo ra “mực sinh học” dùng cho máy in 3D tạo ra quả tim nhân tạo.
Trái tim nhân tạo hiện mới chỉ có kích thước bằng tim thỏ tuy nhiên nó đã có thể vận hành trơn tru. Với bước đột phá này, nhóm nghiên cứu hy vọng rằng, trong một thập kỷ tới không những tim mà cả các nội tạng khác có thể được tạo ra bằng cách in 3D, ngay tại từng bệnh viện để phục vụ kịp thời cho bệnh nhân cần ghép tạng!
Nguồn Báo tin tức