Tên sách: Tại sao phải gắt
Tác Giả: Buster Benson
Năm Xuất Bản: 2020
Số Trang: 336
Nhà Xuất bản: Dân trí
Trong một thế giới ngày càng đa cực, bất kỳ khi nào hai hay nhiều người cùng nói về một chủ đề, mâu thuẫn chắc chắn sẽ xảy ra bởi mỗi người đều có quan điểm của riêng mình. Những cuộc tranh luận và cỏ dại, trên nhiều phương diện, cũng có những điểm giống nhau. Chúng nhen nhóm trong những khu vườn và tâm trí chúng ta. Dù rằng không muốn thấy chúng nhưng chúng vẫn luôn là mối phiền toái, chúng ta các cố né tránh nó thì nó sẽ càng trở nên nguy hiểm hơn.
Là người đứng sau những nhóm có hiệu suất cao nhất tại các công ty lớn như Amazon, Twitter và Slack, Buster Benson đã dành ra 20 năm để tiến hành các thử nghiệm, trực tuyến và trực tiếp để xây dựng các học thuyết về những thói quen giao tiếp của chúng ta, đồng thời nghiên cứu về thiên kiến nhận thức, ngụy biện logic và phương pháp tư duy hệ thống... Các nghiên cứu này đã thuyết phục ông rằng nghệ thuật tranh luận hiệu quả chính là kĩ năng cần làm chủ quan trọng nhất đối với bất kỳ ai. Tại sao chúng ta phải lo sợ những cuộc tranh luận? Sẽ thế nào nếu chúng ta có thể bình tĩnh nói chuyện và tạo ra những cuộc tranh luận mang lại sự thấu hiểu lớn hơn giữa các bên?
Thông qua cuốn sách “Tại sao phải gắt ”, tác giả Buster hé lộ những nền tảng tâm lý của các cuộc tranh luận chẳng mang lại chút hiệu quả gì ngoài những sự tức giận và tuyệt vọng, đồng thời đưa ra những thói quen, những lối tư duy quan trọng mà bạn có thể học hỏi để có được những cuộc tranh luận hòa bình, hiệu quả và thấu hiểu.
Vậy làm thế nào để có một sự bất đồng hiệu quả? Bạn sẽ lần lượt tìm hiểu qua từng phần như sau:
- Trong chương 1, bạn sẽ tìm hiểu về lý do nỗi lo âu xuất hiện trong tâm trí bạn và cách chúng trở thành chỉ dẫn cho những niềm tin cá nhân cũng như các kỳ vọng quan trọng nhất đối với bạn.
- Chương 2, bạn sẽ học được cách phân biệt các giọng nói bên trong tác động đến cách tiếp cận sự bất đồng của bạn.
- Chương 3, bạn sẽ tìm hiểu cách những thiên kiến nhận thức khiến những bất đồng của chúng ta trở nên phức tạp hơn và dẫn đến những tình huống trong đó bạn không thể đưa ra những quyết định hoàn toàn công bằng và học hỏi những gì chúng ta có thể làm để giảm thiểu thiệt hại đến từ sự thiên kiến trong những tình huống đó.
- Chương 4, bạn sẽ tìm hiểu về phương pháp phát hiện sự phỏng đoán, những đặc trưng và những sự đơn giản hóa đang ngụy trang như những lựa chọn thông minh.
- Chương 5, bạn sẽ tìm hiểu sức mạnh của những câu hỏi dẫn tới những câu trả lời bất ngờ.
- Chương 6, bạn sẽ biết được lí do tại sao chúng ta lại cần những người bất đồng ý kiến trong nhóm.
- Sang chương 7, bạn sẽ được tìm hiểu về việc không gian vật lý và môi trường tồn tại sự bất đồng có tác động thế nào tới kết quả của những bất đồng đó.
Và cuối cùng, trong chương 8, chúng ta sẽ khám phá về chủ đề những ý tưởng nguy hiểm. Bạn sẽ biết tại sao việc cân nhắc những bất đồng về các chủ đề mà một số người cho rằng sẽ rất nguy hiểm đến nỗi không dám thảo luận lại vô cùng quan trọng.
Cuốn sách này chính là một lời mời phiêu lưu, một trách nhiệm mới mà chúng ta cần phải thực hiện để đáp ứng những thách thức mới của thời đại ngày nay. Vì vậy, hãy đọc, suy ngẫm và thực hành để cùng nhau tạo nên một thế giới đáng sống.