Tên sách: Triết học hiện sinh
Tác giả: Trần Thái Đỉnh
Số trang: 379
Nhà xuất bản: Nxb. Văn học
Cuốn sách “Triết học hiện sinh” (tập hợp từ các bài viết của GS. Trần Thái Đỉnh đăng trên tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn) từ tháng 10/1961 đến tháng 9/1962) mở cửa cho chúng ta vào nền tư tưởng chủ yếu của thế kỷ XX, vào sự tìm hiểu con người. Vì vậy, nếu muốn tìm hiểu tiến trình tư tưởng của con người trong thế kỷ XX, tìm một cách sống, một cách suy nghĩ, tìm hiểu chính mình để vượt mình hãy tìm đọc cuốn sách này, đặc biệt là các bạn trẻ và các văn nghệ sĩ muốn cách tân thơ văn.
Sách gồm 10 chương, tạm chia thành 2 phần. Trong đó:
Ba chương đầu tìm hiểu về: Triết học hiện sinh là gì? (Lập trường của triết học hiện sinh, Triết học về con người); Những đề tài chính của triết học hiện sinh; Hai ngành của phong trào triết học hiện sinh.
Bảy chương sau viết về bảy triết gia hiện sinh lừng danh như Kierkergaard, ông tổ hiện sinh chính thực; Nietzsche, ông tổ hiện sinh vô thần; Husserl, ông tổ văn chương triết lý hiện tượng học; Jaspers, hiện sinh và siêu việt; Marcel, hiện sinh và huyền nhiệm; Sartre, hiện sinh phi lý; Heidegger, hiện sinh và hiện hữu.