Tên sách: Văn hóa du lịch
Tác Giả: Nguyễn Phạm Hùng
Năm Xuất Bản: 2017
Số Trang: 556
Nhà Xuất bản: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Du lịch là một ngành kinh tế - xã hội có tính phổ quát toàn cầu. Nó được mệnh danh là ngành ""công nghiệp không khói"", là ""con gà đẻ trứng vàng"", hay ngành ""xuất khẩu tại chỗ"" đem lại nhiều của cải cho quốc gia. Du lịch học là một bộ môn khoa học mới, nghiên cứu những vấn đề khác nhau của khoa học du lịch, được hình thành ở Việt Nam trong khoảng hơn 20 năm nay, và đang được xác định ngày một rõ nét hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch, một ngành kinh tế có nhiều triển vọng, đang từng bước xác định vị trí quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân. Việc nhận thức các tri thức khoa học du lịch ngày càng trở thành yêu cầu cấp thiết đối với mỗi người làm du lịch, trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Công trình này nghiên cứu một cách hệ thống và sâu rộng về văn hóa du lịch ở Việt Nam. Cuốn sách cung câp những tri thức cơ bản về văn hóa, các loại hình văn hóa, các khía cạnh khác nhau của văn hóa du lịch, các lĩnh vực khác nhau của du lịch văn hóa, những di sản, di tích, công trình đương đại, cảnh quan văn hóa có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, những đặc điểm của văn hóa quản lý và kinh doanh du lịch, cũng như những vấn đề liên quan đến bảo vệ văn hóa trong phát triển du lịch, vấn đề phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập quôc tế... Những vấn đề cơ bản nhất của du lịch đều đã được đề cập tới trong cuốn sách này từ góc nhìn văn hóa. Công trình tập trung đi sâu phân tích những thực thể văn hóa được sử dụng trong du lịch, bao gồm các loại tài nguyên văn hóa được con người khai thác, sử dụng để tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của du khách, cùng với sự tham gia của môi trường văn hóa trong sự tương tác với môi trường tự nhiên. Đó là các tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể, là các điều kiện chính trị - kinh tế- xã hội, là cơ sở vật chất kỹ thuật, các yếu tố an ninh, quốc phòng... làm nên những nguồn lực cho phát triển du lịch. Những thực thể văn hóa đó tồn tại khách quan, bên ngoài du lịch, không do du lịch tạo ra, được khai thác, sử dụng trong du lịch. Đồng thời, công trình này cũng cung cấp tri thức cần thiết về những thực thể văn hóa được tạo ra trong du lịch, như văn hóa tổ chức, quản lý, kinh doanh du lịch, những mô hình, kiểu thức, phong cách văn hóa quản lý và kinh doanh, văn hóa người quản lý, văn hóa quản lý nhà nước - doanh nghiệp - cá nhân trong du lịch, phẩm chất và năng lực nhà quản lý, lãnh đạo trong doanh nghiệp du lịch, những đặc điểm của văn hóa doanh nhân - doanh nghiệp du lịch, văn hóa thương trường, văn hóa tiêu dùng, đạo đức kinh doanh, văn hóa giao tiếp, ứng xử trong du lịch, gắn với những bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước... Đây là những thực thể văn hóa được tạo sinh từ môi trường du lịch, do du lịch quyết định, thể hiện đặc điếm, tính chất, trình độ của một nền du lịch.
Theo fahasa