Tên sách: Văn hóa Việt Nam thời hội nhập
Tác giả: Vũ Nho
Năm xuất bản:
Số trang: 252
Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
Văn chương là một bộ phận của văn hóa phi vật thể.
Gần đây có xu hướng nghiên cứu, tiếp cận văn chương từ góc nhìn văn hóa. Nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ đã nghiên cứu theo hướng này và đã có thành tựu khả quan.
Trong các tác phẩm văn chương, dù muốn hay không, dấu ấn của văn hóa vẫn để lại sâu đậm. Từ cách ăn mặc, nói năng, suy nghĩ của nhân vật đều phản ánh không gian văn hóa mà tác giả và nhân vật trải nghiệm. Vì thế, nghiên cứu văn hóa qua căn chương dân gian và văn chương bác học là điều hoàn toàn khả thi. Văn hóa là một khái niệm rộng gồm văn hóa vật thể và phi vật thể. Văn hóa phi vật thể gồm hoạt động văn hóa tâm linh, văn hóa ẩm thực, văn hóa nói năng, văn hóa ứng xử, giao tiếp, văn hóa tranh luận, văn hóa sinh hoạt, Ngay việc giao tiếp bằng điện thoại, mạng xã hội vẫn có những đòi hỏi riêng về chuẩn mực văn hóa.
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã viết: “Chúng tôi xét một đối tượng trong quan hệ đa ngành. Một hiện tượng văn học chẳng hạn sẽ được xét không chỉ theo quan điểm của bản thân văn học như xưa nay đã làm, mà cả theo quan điểm lịch sử, dân tộc học, ngôn ngữ học, văn hóa họ Ở những điểm mà các quan điểm khác có thể soi sáng vấn đề để nhằm mục đích đi đến những biện pháp làm việc trong tương lai”.
Cũng chính ông - người nghiên cứu văn hóa theo quan điểm thao tác luận đã biết: “Tùy phạm vi ảnh hưởng mà ta có văn hóa vùng (thí dụ văn hóa Huế), văn hóa dân tộc (thí dụ văn hóa Việt) hay ở một con người (thí dụ văn hóa Hồ Chí Minh), ở một biểu hiện của thế giới tinh thần hay thế giới thực tế (thí dụ văn hóa nghệ thuật Tuồng, văn hóa công nghiệp Nhật Bản, văn hóa điêu khắc Chàm, văn hóa gia đình Việt Nam, văn hóa cung đình triều Nguyễn)”.
Là người nghiên cứu và phê bình văn học, nghiên cứu tiếng Anh, không thể không quan tâm đến văn hóa dân tộc. Cuốn sách này là tập hợp những bài viết về văn hóa Việt Nam dưới góc nhìn văn chương, ngôn ngữ; đồng thời với suy nghĩ về văn hóa của những người liên quan trực tiếp đến lĩnh vực văn chương và giáo dục.
Muốn bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc - Văn hóa Việt Nam thời hội nhập, không thể không biết đến các giá trị văn hóa đã in đậm dấu ấn trong văn học dân gian và văn học biết, đồng thời trong chừng mực có thể hiểu biết sự khác biệt văn hóa Đông - Tây. Hy vọng cuốn sách sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc bảo tồn những giá trị văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, đồng thời chống những ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình giao lưu với các nền văn hóa nước ngoài.
Theo fahasa