Khi chúng ta ngước nhìn lên bầu trời sao sẽ phát hiện ra rằng, trong vô vàn những vì sao đó, có ngôi sáng, có ngôi tối, độ sáng của chúng rất khác nhau.
Có 2 nhân tố quyết định được độ sáng của các vì sao, đó là vừa phải xem năng lực phát quang của bản thân chúng mạnh đến mức nào, vừa phải xem chúng cách Trái đất bao xa.
Các nhà thiên văn học đã phân chia năng lực phát quang của các vì sao thành 25 bậc sao, năng lực phát quang mạnh nhất gấp 10 tỷ lần so với năng lực phát quang yếu nhất. Tuy nhiên, cho dù là một ngôi sao có năng lực phát quang mạnh đến mức nào nhưng nếu ở quá xa so với Trái đất thì độ sáng của nó cũng không bằng những vì sao có năng lực phát quang kém nó mấy vạn lần.
Ví dụ, có một hằng tinh mang tên Tâm Tú Nhị, thể tích gấp 220 triệu lần so với Mặt trời, năng lực phát quang gấp khoảng 5 vạn lần so với Mặt trời, nhưng ở cách Trái đất khoảng 410 năm ánh sáng, vì cự lý là quá lớn nên khi quan sát nó chỉ là một ngôi sao nhấp nháy ánh sáng đỏ. Nhưng nếu sao Tâm Tú Nhị được chuyển tới vị trí của Mặt trời thì tất cả vạn vật trên trái đất sẽ đều bị nó thiêu hủy.
Nguồn Khoa học