• Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
TIN MỚI
Tìm kiếm
Kho tàng tri thức

VinFuture - “món quà mang theo hy vọng” từ Việt Nam

10:39 PM - 03/01/2022 15

“Covid-19 đã dạy con người bài học sống còn về sự chung vai giải quyết những vấn đề của nhân loại. Hơn lúc nào hết, giới khoa học cần nguồn cảm hứng mới để cùng giải quyết các vấn đề cấp bách. Đó là sứ mệnh của VinFuture - giải thưởng khoa học công nghệ toàn cầu do người Việt khởi xướng

Đó là nhận định của tờ báo khoa học công nghệ châu Á TechNode trong bài phân tích chuyên sâu vừa đăng tải.

Sự khác biệt về sứ mệnh

Mở đầu bài phân tích, TechNode đưa độc giả quay ngược thời gian về thời điểm hơn 1 năm trước, ngày 20/12/2020, khi những con số thống kê dài về Covid-19 phủ bóng tối lên lễ giáng sinh trên toàn thế giới. Gần 77 triệu ca mắc, 1,7 triệu con người mãi mãi ra đi. Đó là một trong những thời khắc u tối nhất trong lịch sử. Singapore khi ấy là vùng dịch lớn thứ 3 của khu vực với hơn 58.000 ca mắc bệnh.

Cùng thời điểm ấy, TechNode nhắc tới Việt Nam - nơi khiến giới khoa học thế giới đổ dồn mọi ánh măt với Giải thưởng VinFuture có tổng giá trị giải thưởng 4,5 triệu USD, lần đầu được “khai sinh” với người sáng lập là ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và phu nhân là bà Phạm Thu Hương.

"Tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hằng ngày của hàng triệu người trên Trái Đất bằng việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ”, sứ mệnh của VinFuture được TechNode cho rằng “ngắn gọn nhưng mang nhiều hi vọng cho cộng đồng giữa lúc khó khăn nhất”.

"Các nhà khoa học trong hội đồng giải thưởng đã nói với chúng tôi rằng họ bị thuyết phục bởi chính sứ mệnh của VinFuture", tờ báo chuyên về khoa học công nghệ trích lời GS.TS Nguyễn Thục Quyên (Đại học California), Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture nói về Hội đồng giải thưởng của VinFuture bao gồm nhiều tên tuổi lớn như GS Gérard Mourou, người đạt Giải Nobel Vật lý năm 2018; GS Richard Henry Friend – GS Vật lý Cavendish tại Đại học Cambridge, GS Michael Porter, Đại học Harvard, cha đẻ học thuyết “chiến lược cạnh tranh toàn cầu”;...

Hơn 1 năm sau, tại thời điểm khi VinFuture chuẩn bị công bố công trình được trao giải (20/1/2022), TechNode dẫn lời GS Quyên: Tham gia vào Hội đồng Giải thưởng VinFuture là một trong những điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời bà. "VinFuture không chỉ mở ra một con đường mới mà đã tạo ra một “tuyến cao tốc mới” cho nền khoa học - công nghệ toàn cầu", GS.TS Nguyễn Thục Quyên nói về số lượng gần 600 đề cử của VinFuture, gấp 3 lần mong đợi ban đầu của bà.

Dẫn ý kiến của GS.TS Nguyễn Thục Quyên, TechNode cho rằng, sự khác biệt về sứ mệnh, tiêu chí theo xu hướng "tạo sự thay đổi cho cuộc sống của con người" đã làm nên sức hấp dẫn của VinFuture.

Theo TechNode, đó cũng là điều GS Jennifer Tour Chayes (Đại học California, Berkeley), thành viên Hội đồng giải thưởng chia sẻ sau 1 năm đồng hành với VinFuture. Theo GS Jennifer Tour Chayes, yếu tố con người tạo nên sự đặc biệt của VinFuture, khác với nhiều giải thưởng khác trên thế giới thường chỉ có xu hướng tập trung vào tác động về mặt khoa học. "Đây là nơi duy nhất có sự kết hợp của khoa học và khát vọng về nhân văn cao cả", vị giáo sư  này nói.

hoi-dong-giai-thuong-vinfuture.png

Ngọn lửa cho nền khoa học toàn cầu

Tờ báo về khoa học và công nghệ nhắc lại cột mốc quan trọng sẽ diễn ra vào ngày 20/1/2022 khi chủ nhân của 4 giải thưởng, bao gồm 1 Giải thưởng chính (trị giá 3 triệu USD) và 3 Giải Đặc biệt (trị giá 500.000USD/mỗi giải) sẽ chính thức được công bố.

TechNode đặt ra câu hỏi: Những công trình chiến thắng mùa giải VinFuture đầu tiên có thực sự đủ tầm cỡ, để thực hiện được sứ mệnh tạo sự thay đổi cho hàng triệu người? Để trả lời, tờ báo dẫn khẳng định của GS Jennifer Tour Chayes rằng: Không chỉ 4 công trình có giải, ngay cả những dự án chưa được trao thưởng năm nay đều là những đột phá lớn trong khoa học hoặc công nghệ, có tác động sâu sắc đến nhân loại.

"Tôi cho rằng, chất lượng của những đề cử hàng đầu đều xuất sắc sánh ngang các Giải thưởng Khoa học danh giá nhất trên thế giới", GS Jennifer Tour Chayes - người từng là thành viên của Hội đồng Giải thưởng A.M.Turing nói.

Tờ báo dẫn thêm tiết lộ của GS.TS Nguyễn Thục Quyên về Giải thưởng chính trị giá 3 triệu USD của VinFuture. Theo bà, dự án đạt giải chắc chắn xứng đáng và mọi người sẽ muốn được nghe hành trình không hề dễ dàng để đến với chiến thắng của chủ nhân giải thưởng. Điều may mắn là vị chủ nhân giải thưởng VinFuture đã không bỏ cuộc, nhờ đóđã mang tới cho nhân loại một câu chuyện đầy cảm hứng về phát minh khoa học quan trọng cho thế giới trong hiện tại và tương lai.

Theo TechNode, trong một thế giới đầy biến động như hiện tại, con người rõ ràng cần những câu chuyện truyền cảm hứng như thế. “Khi nào Covid-19 biến mất” là câu hỏi đã được mọi người đặt ra trong nhiều tháng. Tới hiện tại, con người đã dần chấp nhận thực tại rằng, nhân loại sẽ phải đối mặt thêm nhiều đại dịch nữa, vấn đề chỉ là thời gian.

“Vũ khí của con người trong cuộc chiến khốc liệt này không gì hơn là khoa học công nghệ. Vấn đề chỉ là làm sao để những trí tuệ toàn cầu xích lại gần nhau hơn, để thắp lên những ngọn lửa khoa học ở khắp nơi trên thế giới, không phân biệt giàu, nghèo, giới tính, lĩnh vực... Covid-19 có thể là lời cảnh báo và nếu không gấp rút, con người sẽ phải hụt hơi trên chuyến tàu một chiều đầy biến động của thế giới”,TechNode phân tích.

Từ đó, tờ báo khẳng định, những giải thưởng như VinFuture có thể sẽ là chìa khóa để mở ra cánh cửa sáng cho hành trình sắp tới. Từ VinFuture, TechNode kì vọng, sẽ có nhiều nhà khoa học được tạo động lực, dám vượt lên khó khăn, dám thử thách bản thân. Thế giới sẽ có thêm những bạn trẻ quyết tâm theo con đường nghiên cứu, để có những công trình thực sự vì cuộc sống.

Có cái nhìn rộng hơn từ VinFuture, GS Leslie Gabriel Valiant, Trường Kỹ thuật và Khoa học Ứng dụng Harvard, Hoa Kỳ bày tỏ sự hi vọng vào tương lailai khi thế giới ngày càng nhận thức được sức tác động của khoa học và công nghệ tới đời sống con người.

"Nhìn vào những đề cử của VinFuture năm nay, điều rõ ràng với tôi là chúng ta đang sống trong thời kì xuất sắc để làm nên những đóng góp, tạo tác động lớn trong khoa học và công nghệ", GS Leslie Gabriel Valiant nói.

Từ đó, trang khoa học công nghệ châu Á nhận định, điều thế giới cần là thổi bùng và kết tinh tất cả sự xuất sắc ấy lại, một cách chặt chẽ nhất, thần tốc nhất. “Có những cái tên đi đầu như VinFuture, hành trình đầy khó khăn ấy hy vọng sẽ được rút ngắn lại”, TechNode bày tỏ kỳ vọng.

Theo Khoa học và Đời sống

Hay!!
Việt Nam thịnh vượng
Họ tên:
Email:
Bình luận:
Bình luận
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Tin đọc nhiều
Thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo để đối phó với đại dịch
03:21 PM - 24/12/2021
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng đây là hành động vô cùng ý nghĩa và thiết thực, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo vượt qua tác động ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tiến sĩ Việt 8X đoạt 16 bằng sáng chế Mỹ
03:52 PM - 26/12/2021
TS Trịnh Công là một trong 100 trí thức khoa học Việt trên toàn cầu tham gia Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam. Các nghiên cứu về vật liệu hữu cơ, vật liệu nano của tiến sĩ 8X này đã được cấp bằng...
Sự thất bại của công nghệ toàn cầu năm 2021
03:44 PM - 29/12/2021
Đối với nhiều người, năm 2021 là sự đan xen giữa hy vọng và thách thức, khi văcxin được phổ biến rộng rãi hơn nhưng đại dịch vẫn kéo dài. Trong khi công nghệ tiếp tục giúp chúng ta giải trí và kết nối...
"Mũ cách ly di động" do 3 học sinh người Việt sáng chế có gì đặc biệt?
03:17 PM - 30/12/2021
"Mũ cách ly" di động Vihelm là món phụ kiện bảo hộ đơn giản, dễ sử dụng, đã đạt tiêu chuẩn để lưu hành tại nhiều khu vực trên thế giới như tại Mỹ, EU và Việt Nam.
Những manh mối về người ngoài hành tinh năm 2021 làm bối rối giới khoa học
03:23 PM - 31/12/2021
Năm 2021 mang đến cho những người yêu khoa học viễn tưởng và thợ săn UFO nhiều bằng chứng, nghiên cứu khoa học, và cả những sự thật để tiếp tục tin tưởng về sự tồn tại của người ngoài hành tinh.
10 dấu mốc khoa học quốc tế nổi bật nhất trong năm 2021
03:30 PM - 01/01/2022
Năm 2021, các nhà khoa học đã có nhiều khám phá quan trọng, đồng thời đạt bước tiến mới trong lĩnh vực sinh học, không gian vũ trụ, và thực phẩm nhân tạo.
10 công nghệ hàng đầu trong năm 2021
09:00 AM - 02/01/2022
Đây là những công nghệ hàng đầu đang phát triển trong năm 2021. Tất cả những xu hướng công nghệ này đều có liên quan đến nhau. Nắm bắt kịp thời những xu hướng công nghệ này chắc chắn sẽ mang lại hiệu...
10 nghiên cứu đột phá hàng đầu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) năm 2021
10:37 PM - 04/01/2022
Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, cộng đồng khoa học Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vẫn có được những nghiên cứu đột phá năm 2021. 10 trong số những công trình khoa học ấn tượng nhất, đăng...
Nữ tiến sĩ 8X giải mã đột biến gene gây ung thư
10:34 PM - 05/01/2022
Nữ tiến sĩ gốc Hà Giang, chuyên gia di truyền học và sinh học phân tử tại Đại học Cornell, New York (Mỹ) đã tìm ra cơ chế đột biến gene - nguyên nhân gây ung thư. TS Bùi Thanh Duyên. Chị...
12 loại virus gây nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại
09:10 PM - 11/01/2022
Đã từ rất lâu, khi loài người thậm chí còn chưa tiến hóa, chúng ta đã bị cuốn vào một cuộc chiến chống lại những tác nhân gây bệnh nguy hiểm, luôn biến đổi khó lường, đó là virus.
Góc nhìn đa diện
Phòng, chống hoạt động phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch
10:03, 23/05/2022
Phá hoại tư tưởng là thủ đoạn rất thâm độc, nguy hiểm nhất và xuyên suốt trong âm mưu thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam....
Đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn gây hằn thù dân tộc
(11:48, 19/05/2022)
Không thể phủ nhận khát vọng phát triển của nhân dân Việt Nam
(11:16, 15/05/2022)
Bảo vệ lịch sử Đảng trước những luận điệu xuyên tạc!
(10:13, 09/05/2022)
Đấu tranh với các xu hướng lợi dụng tự do dân chủ để gieo rắc tâm lý bi quan dao động
(11:00, 04/05/2022)
Kỳ cuối: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân
(11:39, 30/04/2022)
Kỳ 2: Nhận diện sự chống phá và luận cứ phản bác
(11:56, 27/04/2022)
Không thế lực nào có thể chia rẽ được mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với Nhân dân
(07:14, 22/04/2022)
Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng
(10:13, 18/04/2022)
Đường lối bảo vệ độc lập dân tộc nhìn từ xung đột Nga - Ukraine
(08:06, 13/04/2022)

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Góc nhìn đa diện
  • Việt Nam hôm nay
  • Câu chuyện Lịch sử
  • Vì Việt Nam cường thịnh
  • Diễn đàn địa phương
  • Kho tàng tri thức
  • Góc trẻ
  • Vấn đề quốc tế
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Điểm sách
  • Tương tác
  • Thông tin liên hệ
    bbtvntv@gmail.com

  • Copyright 2020 by VNTV
    vietnamthinhvuong.com
    thinhvuongvietnam.com

Thông báo