Tên sách: Xã hội diễn cảnh
Tác Giả: Guy Debord
Năm Xuất Bản: 2013
Số Trang: 304
Nhà Xuất bản: NXB Tri thức
Guy Debord (1931 – 1994), mẹ ông thuộc một gia đình tư sản trung lưu chủ nhà máy sản xuất giày. Cha ông chỉ là một điều chế viên dược, bị bệnh lao phổi sau khi ông ra đời, và mất khi ông mới lên bốn.
Trước Thế chiến II, sau khi dọn xuống Nice, mẹ Debord sống và có thêm hai con (một gái một trai) với Domenico Bignoli, một người Italia dạy lái ô tô và hoạt động cho phát xít Italia ở vùng Côte d’Azur, mà Debord rất quý. Nhờ ông Bignoli, Debord biết tiếng Italia. Năm 1942, gia đình ông dời đến Pau. Năm sau, mẹ Debord lại yêu một công chứng viên giàu có, nên đoạn tuyệt với Bignoli. Năm 1945, gia đình dời đến Cannes, nơi Debord học trung học rồi đậu tú tài vào năm 1951. Năm 1952, mẹ Debord yêu một người đã có vợ và dan díu với ông này trong gần 30 năm.
Theo Christophe Bourseiller, do hầu như không có cha, Debord luôn ngờ vực các “khuôn mặt cha”; chính vì thế ông đã chống phá những người mà ông đã chịu ảnh hưởng sâu sắc như André Breton (1896-1966), Cornelius Castoriadis (1922-1997), Henri Lefebvre (1901-1991)..., theo kiểu một đứa con hay có ý nghĩ giết cha!
Nổi tiếng với cuốn Xã hội diễn cảnh được xuất bản trước phong trào tháng 5.1968 khoảng nửa năm. Guy Debord đã sáng lập Quốc tế chữ cái năm 1952, rồi Quốc tế tình huống, 5 năm sau đó. Vì nghiện rượu nặng, ông bị bệnh viêm nhiều dây thần kinh, nên đã tự sát năm 1994. Dù ông thường được xem là nhà cách mạng triệt để, năm 2009, chính quyền Pháp (thuộc cánh hữu) đã chính thức công nhận tư liệu lưu trữ của ông là “bảo vật quốc gia”.
Xã hội diễn cảnh (xuất bản năm 1967) là tác phẩm nổi tiếng nhất của Guy Debord. Bắt chước lối viết của K. Marx trong cuốn Thesen über Feuerbach (Luận điểm về Feuerbach), nó bao gồm 221 luận điểm thường độc lập với nhau và được chia thành 9 chương.
Do lối viết rất trừu tượng và tối tăm theo kiểu Hegel, Xã hội diễn cảnh có nhiều từ, cụm từ, câu và đoạn văn rất khó hiểu, nên dịch giả đã phải mất hơn hai năm mới dịch xong.
MỤC LỤC
Lời nhà xuất bản
Giới thiệu. Guy Debord và Xã hội diễn cảnh
Cảnh báo cho ấn bản tiếng Pháp lần thứ ba
Chương I. Sự tách biệt trọn vẹn
Chương II. Hàng hóa như là diễn cảnh
Chương III. Thống nhất và chia rẽ trong hiện tượng bề ngoài
Chương IV. Giai cấp vô sản như là chủ thể và như là biểu trưng
Chương V. Thời gian và lịch sử
Chương VI. Thời gian diễn cảnh
Chương VII. Sự quy hoạch lãnh thổ
Chương VIII. Sự phủ định và sự tiêu dùng trong văn hoá
Chương IX. Hệ tư tưởng được vật thể hóa
Thư mục 1. Các công trình của Guy Debord
Thư mục 2. Các tư liệu liên quan đến Guy Debord
Theo nxbtrithuc