Để đi đến kết luận này, Trưởng nhóm nghiên cứu Douglas Edmonds thuộc Đại học Indiana cùng các cộng sự đã tìm kiếm và nghiên cứu dữ liệu của 2174 khu vực đồng bằng trên toàn cầu trong năm 2017. Ước tính, có 339 triệu người dân sinh sống trong các vùng đồng bằng, trong đó 329 triệu người tập trung tại các quốc gia đang phát triển và kém phát triển.
(ảnh minh họa)
Theo tính toán của các nhà khoa học, cứ 10 người sinh sống tại các vùng bãi bồi ven sông thì có 1 người chịu ảnh hưởng từ các cơn bão "trăm năm có một" với sức gió 350km/h, gây ra lượng mưa lên tới 1m/ngày. Việc đại dương ấm lên và nhiều hơi ẩm trong khí quyển được xem là yếu tố làm gia tăng tần suất các cơn bão có cường độ mạnh. Do vậy, các khu vực đồng bằng tập trung đông dân cư lại dễ bị tổn thương trước nạn lũ lụt do tình trạng ấm lên toàn cầu. Trong bối cảnh này, các nhà lập pháp phải có giải pháp kiềm chế nhiệt độ tăng, đồng thời chuẩn bị ứng phó với những tác động không thể tránh khỏi của biến đổi khí hậu vốn đang diễn ra.
Nghiên cứu cho thấy hơn 75% trong số 339 triệu người tập trung chủ yếu tại 10 lưu vực sông, gồm khu vực Ganges-Brahmaputra với 105 triệu người và đồng bằng sông Nile với 45 triệu người. Tuy nhiên, hầu hết dân cư trong số này này có nguy cơ cao nằm trên đường di chuyển của các cơn bão nhiệt đới, chỉ trừ một số trường hợp như thành phố Saint Petersburg của Nga.
Theo ông Edmond, việc xây dựng đập thủy điện trên thượng nguồn tại các hệ thống sông lớn được xem là nguyên nhân làm giảm lượng phù sa và trầm tích vốn theo dòng nước chảy xuống bồi đắp cho đất canh tác tại khu vực hạ nguồn và góp phần ngăn chặn thủy triều và tình trạng nước biển dâng. Do vậy, việc giảm thiểu nguy cơ thiên tai bằng việc lắng đọng trầm tích là điều không thể. Theo ông Edmond, lựa chọn duy nhất để chống lại tình trạng lũ lụt ven biển là các giải pháp kỹ thuật xây dựng các cấu trúc vật lý như đê chắn để bảo vệ bờ biển trước tình trạng xói mòn.