Chính trong những năm tháng cách mạng miền Nam gặp khó khăn sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân, phong trào đấu tranh của đồng bào đô thị miền Nam lại diễn ra hết sức mạnh mẽ, góp phần đưa cách mạng miền Nam dần thoát khỏi giai đoạn khó khăn, giành lại thế tiến công
Năm 1969, phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ tại thành thị tiếp tục diễn ra gây thêm khó khăn cho chính quyền Sài Gòn. Mở đầu là cuộc bãi công của 400 nhân viên bệnh viện Đồn Đất (Sài Gòn ) với sự ủng hộ của 200 nghiệp đoàn đã giành thắng lợi (1/1969), tiếp đó là cuộc đấu tranh rộng lớn của 30 vạn công nhân vận tải trên toàn miền Nam gây cho địch nhiều thiệt hại. Nổi bật là cuộc bãi công của 5.000 công nhân của nghiệp đoàn thương cảng Sài Gòn tháng 4/1969 được sự hưởng ứng rộng rãi của 3.000 công nhân hãng bia, nước ngọt và hơn 3.000 công nhân xe lửa tuyến Sài Gòn- Huế làm đình trệ hoàn toàn việc vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa quân sự của đế quốc Mỹ.
Nghị quyết Bình Giã 2 của Thành ủy Sài Gòn tháng 3/1969 đề ra nhiệm vụ về đấu tranh chính trị với khẩu hiệu trung tâm là đấu tranh đòi thay đổi Chính phủ hiện tại, lập Chính phủ hòa bình, thương lượng với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, cải thiện dân sinh, dân chủ.
Trong tháng 4-5/1969, Ban Công vận Thanh ủy lãnh đạo công nhân liên tục đấu tranh chống sa thải, đòi tăng lương. Ngày 1/5/1969, 500 đại biểu của 123 nghiệp đoàn tổ chức họp, đòi tự do nghiệp đoàn, vãn hồi hòa bình, lập lại quan hệ Bắc - Nam.
Ngày 4/6/1969, xuất hiện tổ chức chính trị mới là Lực lượng quốc gia tiến bộ do Luật sư Trần Ngọc Liễng là Chủ tịch, Luật sư Ngô Bá Thành làm Phó chủ tịch, Trần Thị Lan làm Thư ký. Tổ chức này tập hợp nhiều nhà trí thức yêu nước, tiến bộ, có cảm tình với cách mạng, chủ trương hòa hợp, hòa giải dân tộc, chống chiến tranh, đòi hòa bình.
Báo chí tiến bộ Sài Gòn vạch trần sự phi lý và xảo quyệt trong tuyên bố 8 điểm của Ních xơn ngày 14/5/1969, âm mưu kéo dài chiến tranh Việt Nam.
Trong 10 tháng đầu năm 1969 có cuộc đấu tranh của công nhân xe buýt chống việc đấu thầu xe buýt, phong trào đấu tranh của công nhân xe buýt được 118 nghiệp đoàn bãi công ủng hộ. Đây là cuộc đấu tranh có tiếng vang nhất trong công nhân khi phong trào học sinh, sinh viên tạm thời lắng xuống.
Một cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên trường Cao Thắng (Ảnh tư liệu)
Tháng 10/1969, Thành ủy Sài Gòn phát động phong trào đấu tranh chống chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tăng thuế “Kiệm ước” – loại thuế đánh vào 1.500 mặt hàng làm giá cả tăng vọt. Hơn 30.000 công nhân vận tải đe dọa bãi công, 118 nghiệp đoàn ở Sài Gòn, Liên đoàn vận tải, Nghiệp đoàn xe lam, 5.000 công nhân lái xe tắc xi, 3.000 công nhân nghiệp đoàn dầu hỏa và hóa chất, Tổng hội sinh viên … họp khẩn cấp ra tuyên bố phản đối. Cuộc họp thành lập Ủy ban đòi quyền sống cho đồng bào được thành lập. Nhiều nghị sĩ, công chức cũng phản đối.
Cuối tháng 12/1969, nổ ra cuộc đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn tăng giá giấy báo 100 % nhằm hạn chế báo chí. 124 nghiệp đoàn công nhân, trí thức, học sinh, sinh viên tuyên bố ủng hộ giới báo chí.
Đầu năm 1970, 60.000 sinh viên các trường Đại học tại Sài Gòn tỏng bãi khóa phản đối chính quyền Sài Gòn bắt giam 40 sinh viên, đòi thả sinh viên bị bắt, đòi vãn hồi hòa bình, chấm dứt chiến tranh. Các cuộc đấu tranh lơn sgaay tiêng vang là cuộc đấu tranh trươc Sứ quán Mỹ, trụ sở quốc hội, bộ giáo dục, Bộ tư pháp, Tòa án quân sự và chiếm sứ quán campuchia phản đối chính quyền Lon non tàn sát Việt kiều, phản đối chính quyền Nguyễn Văn Thiệu không có động thái bảo vệ kiều dân.
Khi Hội nghị Paris họp trở lại, sinh viên phát động phong trào Nói cho đồng bào tôi nghe và nghe đồng bào tôi nói, phong trào Hát cùng đồng bào ta phổ biến các bài hát tiến bộ Dậy mà đi, Tự nguyện, Người mẹ Bàn Cờ, hát trong tù..., tổ chức nhiều cuộc hội thảo, mít tinh, nói chuyện tại các khu phố Sài Gòn. Quyết liệt nhất là cuộc đấu tranh năm 1971 dưới nhiều hình thức bãi khóa, biểu tình, chống huấn luyện quân sự trong trường học, làm lễ cầu siêu cho sinh viên Phạm Hạnh bị chết tại quân trường, xé bích chương của Nguyễn Văn Thiệu, chống bầu cử độc diễn, đốt xe Mỹ... chỉ trong 3 tháng từ tháng 7 đến tháng 10/1971, riêng tại Sài Gòn có 50 cuộc biểu tình, 139 xe Mỹ và tay sai bị đốt, 40 lính Mỹ bị đánh...
Phụ nữ đô thị có các phong trào sối nổi của giới tiểu thương các chợ, chị em các xóm lao động đòi giảm thuế, chống phạt vạ, đòi chăm lo vệ sinh, điện nước, sửa chữa cầu đường, chống bắt lính, chống chà đạp nhân phẩm phụ nữ...
Phụ nữ thành lập Hội bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi phụ nữ do bà Phan Thị Của, bà Phan Đình Đầu đứng đầu, phong trào Phụ nữ đòi quyền sống do Luật sư Ngô Bá Thành, nữ sinh viên Trần Thị Lan cũng nhiều chị em đứng ra thành lập. Các phong trào này tập hợp đông đảo phụ nữ các tầng lớp tích cực tham gia đấu tranh đòi quyền lợi cho giới mình và liên kết đấu tranh với các tấng lớp nhân dân khác. Phong trào phụ nữ đấu tranh mạnh mẽ gây tiếng vang lớn làm cho tháng 1/1971, một phái doàn phụ nữ quốc tế đấu tranh cho hòa bình và tự do đã đến Sài Gòn tìm hiểu tình hình miền Nam Việt Nam. Phái đoàn phụ nữ quốc tế đã họp với 17 tổ chức phụ nữ Nam Việt Nam ra tuyên bố chung ngày 5/1/1971 gồm 4 điểm kêu gọi vãn hồi hòa bình, chấm dứt chiến tranh, quyền dân tộc tự quyết cho nhân dân Việt Nam.
Phong trào đấu tranh của công nhân lao động, chị em phụ nữ 36 chợ tại Sài Gòn cũng hết sức mạnh mẽ, hòa chung vào phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Sài Gòn.
Năm 1969 - 1970, tại nhà giam Thủ Đức, nổ ra cuộc đấu tranh lớn của nữ tù nhân đòi cải thiện chế độ giam giữ, xé cờ Việt Nam Cộng hòa, xé thẻ đính bài, xóa bỏ các khẩu hiệu phản động, đốt hồ sơ sổ sách, chiếm nhà bếp, đòi đổi cai tù ác ôn...làm lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh ...phong trào đấu tranh của nữ tù nhân Côn Đảo cũng hết sức mạnh mẽ nơi địa ngục trần gian.
Sinh viên Đại học Y khoa đấu tranh chống bắt bớ, giam cầm sinh viên (Ảnh tư liệu)
Năm 1971, nhiều cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân các thành thị miền Nam làm cho sào huyệt của địch bất ổn định. Ngày 9/2/1971, hàng nghìn học sinh, sinh viên Sài Gòn biểu tình hô vang khẩu hiệu đả đảo Nixon- Thiệu, đả đảo chiến tranh xâm lược, đòi xóa bỏ chế độ quân sự hóa học đường, rải truyền đơn lên án Mỹ -Thiệu bắt thanh niên miền Nam đi chết thay cho lính Mỹ ở Lào và Campuchia. Cơ sở Phòng quân sự học đường ở các phân khoa đại học Sài Gòn, Huế, Đà lạt, Cần Thơ bị sinh viên đốt phá.
Ngày 10/2/1971, hơn 1.000 đại biểu của Phong trào phụ nữ đòi quyền sống, ủyban nhân dân tranh thủ hòa bình, ủy ban nhân dân đòi quyền sống, Nghiệp đoàn 36 chợ đô thành họp mít tinh kịch liệt lên án Mỹ -Thiệu mở rộng chiến tranh, chống việc bắt học sinh, sinh viên miền Nam đi làm bia đỡ đạn ở Lào và Capuchia. Ngày 25/5/1971, 10 vạn công nhân Sài Gòn thuộc 21 nghiệp đoàn tổng bãi công đòi Thiệu hủy bỏ thuế lương bổng, buộc ngụy quyền Sài Gòn phải chấp thuận yêu sách của cuộc đấu tranh. Trong hai tháng 5 và 6 năm 1971, tổ chức Mặt trận nhân dân tranh thủ hòa bình tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân tahfnh thị, thành lập từ Sài Gòn sau đó phát triển nhanh ra nhiều thành thị miền Nam, đánh dấu bước phát triển của phong trào nhân dân thành thị miền Nam chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
Ngày 7/1/1970, 70.000 công nhân thuộc 118 nghiệp đoàn bãi công ủng hộ công nhân xe buýt chống sa thải, làm đình trệ việc bốc xếp hàng quân sự, hàng chục tàu hàng phải nằm chờ tại bến.
Trong năm 1970 có 36 cuộc đấu tranh của công nhân thành phố.
Tháng 3-4 năm 1970, học sinh, sinh viên đấu tranh ủng hộ báo chí, thành lập ủy ban sinh viên học sinh chống đàn áp, đấu tranh chống tòa án quân sự xử án các sinh viên bị bắt.
Ngày 21/4/1970, Ủy ban sinh viên, học sinh chống Chính phủ Lonnon tàn sát Việt kiều được thành lập, chiếm tòa đại sứ Lonnon tại Sài Gòn và đòi chính quyền Nguyễn Văn Thiệu có biện pháp bảo vệ kiều dân.Thành đoàn thành lập thêm một trung tâm công khai của học sinh, sinh viên lấy tên là Tổng đoàn học sinh Sài Gòn để đấu tranh.
Hội nghị Bình Giã IV tháng 5/1970 yêu cầu trong công tác đô thị phải giữ quyền chủ động, chú trọng đẩy mạnh phong trào công nhân… khẩu hiệu chính trị trung tâm là hoà bình, dân chủ, cải thiện đời sống, lật đổ Thiệu -Kỳ -Khiêm, chủ yếu là Thiệu, mạnh dạn tập hợp quần chúng trong các tổ chức công khai, bố trí thực lực phù hợp với yêu cầu chính trị của thành phố, triệt để khai thác maua thuẫn nội bộ địch, coi trọng việc xây dựng phong trào tiến công chính trị và đặc biệt là xây dựng phong trào công nhân, giữ vững và nâng cao tính chủ động trong phong trào học sinh, sinh viên, chú ý phong trào phụ nữ công khai và cuộc đấu tranh của giới nữ, phát triển nhanh thực lực cách mạng.
Ngày 20/7/1970, đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam điện cho Thành ủy Sài Gòn-Gia Định chỉ đạo phong trào học sinh, sinh viên, căn dặn bên cạnh khẩu hiệu chính trị chung phải hết sức chú ý đến các khẩu hiệu đòi quyền lợi thiết thân trên nhiều mặt thích hợp với đại đa số học sinh, sinh viên và chú ý những khẩu hiệu phù hợp với các giới. Nên có hình thức đấu tranh cao, vừa và thấp, chsu ý những hình thức đấu tranh phân tán, đi vào quần chúng, tránh để phong trào đầu voi đuôi chuột, phải củng cố sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào.
Đến cuối năm 1970, khẩu hiệu chính trị “Đuổi Mỹ, lật Thiệu” được học sinh, sinh viên công khai hưởng ứng. Học sinh, sinh viên miền Nam bắt liên lạc với sinh viên Mỹ, phối hợp đấu tranh trong các phong trào đốt thẻ quân dịch, kêu gọi cử các phái đoàn quốc tế đến điều tra tội ác Mỹ ngụy tại chuồng cọp Côn Đảo.
Ngày 17/10/1970, 6000 công nhân ở một số công trường của hãng thầu Mỹ RMK-BRJ bãi công, 9 ngày sau, cuộc đấu tranh lan ra 30 công trường với 18.000 công nhân tham gia.
Có thể nói, cuộc đấu tranh chính trị của đồng bào đô thị miền Nam trong những năm 1969-1970 làm cho chế độ chính trị Sài Gòn thường xuyên lâm vào bất ổn, góp phần khôi phục thế và lực của cách mạng miền Nam.
An Lê